Mức lương hiện nay của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là bao nhiêu?
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật có mã số ngạch là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch động vật
a) Kiểm dịch viên chính động vật Mã số: 09.315
b) Kiểm dịch viên động vật Mã số: 09.316
c) Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật Mã số: 09.317
...
Như vậy, theo quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT thì kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật có mã số ngạch là: 09.317.
Mức lương hiện nay của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hiện nay?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật
1. Chức trách
Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
2. Nhiệm vụ
a) Hỗ trợ kiểm dịch viên động vật kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật.
b) Kiểm tra, theo dõi lâm sàng đối với động vật, thực trạng hàng hóa, cảm quan đối với sản phẩm động vật.
c) Thực hiện phòng, điều trị bệnh động vật trong thời gian cách ly kiểm dịch hoặc cách ly động vật mắc bệnh tại các cơ sở giết mổ động vật.
d) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
đ) Giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong thời gian cách ly kiểm dịch, trong quá trình giết mổ động vật hoặc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật.
e) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc pha chế các dung dịch thuốc khử trùng, tiêu độc và phun thuốc khử trùng, tiêu độc theo chỉ định, quy định.
g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nắm được nội dung cơ bản của pháp luật về thú y để thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Nắm được các quy trình kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
c) Nhận biết được các bệnh thông thường, các biểu hiện khác thường đối với sản phẩm động vật.
d) Hiểu rõ tính chất, tác dụng của từng loại thuốc phòng, điều trị bệnh, thuốc khử trùng, tiêu độc.
đ) Biết giám sát cách ly kiểm dịch, ghi chép kết quả, nhật ký thí nghiệm. e) Có khả năng điều trị được các bệnh thông thường của động vật.
g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
Theo đó, công chức muốn giữ chức danh kỹ thuật viên kiểm dịch động vật thì cần có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật được nhận mức lương bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo quy định trên, kỹ thuật viên kiểm dịch động vật được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV thì mức lương của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật được tính như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
Hiện nay: căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại cho đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng;
Theo đó, kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hiện nay có thể nhận mức lương từ: 2.771.400 đồng/tháng đến 6.049.400 đồng/tháng.
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó kỹ thuật viên kiểm dịch động vật sẽ nhận mức lương từ: 3.348.000 đồng/tháng đến 7.308.000 đồng/tháng.