Mức đóng thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền công tiền lương là bao nhiêu?
Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
Như vậy, theo quy định trên thì những đối tượng sau đây phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định. Trong đó:
- Cá nhân cư trú là người có một trong các điều kiện:
(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày.
(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú;
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế;
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định trên nhưng thực tế họ có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân đó không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu trên.
Mức đóng thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền công tiền lương là bao nhiêu?
Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng cho đối với thu nhập nào?
Điều 14 Nghị định 65/2013/NĐ-CP một số chỗ bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP thì biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Bao gồm các khoản sau:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Mức đóng thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền công tiền lương là bao nhiêu?
Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Mức thuế TNCN phải đóng đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo lũy tiến từng phần. Hiểu một cách đơn giản, thu nhập tính thuế càng cao thì số thuế phải nộp càng cao (thuế suất càng cao), cụ thể gồm 07 bậc thuế: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và mức cao nhất là 35%, cụ thể: