Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 có gì đặt biệt so với quần vợt truyền thống? ĐTT Việt Nam có tham gia không?

Tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 môn quần vợt xe lăn khác quần vượt truyền thống như nào?

Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 khác quần vợt truyền thống như nào?

Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 sẽ diễn ra trong vòng 12 ngày, từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 tại Paris, Pháp.

Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/8 đến 7/9. Có tổng cộng 6 nội dung thi đấu, bao gồm đơn và đôi cho nam nữ (hạng mở) và đơn, đôi (Quad - hạng nặng), với sự tham gia của 96 vận động viên.

Quần vợt xe lăn Paralympic 2024 có một số điểm khác biệt so với quần vợt truyền thống:

Số lần bóng nảy: Trong quần vợt xe lăn, bóng có thể nảy hai lần trước khi người chơi đánh trả, trong khi quần vợt truyền thống chỉ cho phép bóng nảy một lần.

Ghế xe lăn: Người chơi sử dụng ghế xe lăn đặc biệt với khung nhẹ và bánh xe lớn nghiêng. Ghế có bánh xe nhỏ phía sau để tăng độ ổn định khi giao bóng và đánh mạnh.

Kỹ năng điều khiển xe lăn: Người chơi phải có kỹ năng điều khiển xe lăn tốt để nhanh chóng di chuyển và điều chỉnh vị trí trên sân.

Ngoài những điểm khác biệt này, các quy tắc khác của quần vợt xe lăn Paralympic tương tự như quần vợt truyền thống, bao gồm việc sử dụng cùng loại sân, vợt và bóng.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 có gì đặt biệt so với quần vợt truyền thống?

Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 có gì đặt biệt so với quần vợt truyền thống?

Đội tuyển Việt Nam có tham gia thi đấu môn quần vợt xe lăn không?

Căn cứ theo Mục 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có nội dung sau:

Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.

Như vậy, năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.

Tuy nhiên, Đội tuyển Việt Nam sẽ không tham dự môn thi quần vợt xe lăn tại kỳ Thế vận hội Paralympics 2024.

VĐV Việt Nam tham dự Paralympic được hưởng bao nhiêu tiền chế độ bồi dưỡng?

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 1 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là huấn luyện viên), vận động viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là vận động viên).
2. Đối tượng áp dụng: Huấn luyện viên, vận động viên tập trung tập huấn và thi đấu tại:
a) Đội tuyển quốc gia;
b) Đội tuyển trẻ quốc gia;
c) Đội tuyển cấp ngành; đội tuyển trẻ cấp ngành;
d) Đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển cấp tỉnh); Đội tuyển trẻ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển trẻ cấp tỉnh);
đ) Các giải thể thao thành tích cao quy định tại Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018;
e) Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games).

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:

Nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng
...
3. Mức chi đặc thù khác đối với huấn luyện viên, vận động viên:
a) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày;
b) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày;
c) Danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch;
d) Trong thời gian hưởng mức chi đặc thù khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng mức chi chế độ dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Theo đó, khi tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Games thì các vận động viên sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào