Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền như thế nào?

Cho tôi hỏi quyền của người làm công việc Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay là gì? Câu hỏi của anh N.T.D (Nam Định).

Yêu cầu về trình độ của Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

Đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn Máy trưởng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Kiến thức bổ trợ

Đáp ứng chứng chỉ chuyên môn Máy trưởng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Đáp ứng điều kiện đảm nhiệm chức danh Máy trưởng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

- Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.

- Điềm tĩnh, cẩn thận, mẫn cán với công việc.

- Khả năng đoàn kết nội bộ.

- Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL).

Các yêu cầu khác

Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến nhiệm vụ của cá nhân, tập thể và đơn vị.

Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền như thế nào?

Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền như thế nào? (Hình từ Internet)

Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:

STT

Nhiệm vụ, Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Nhiệm vụ

Máy trưởng thực hiện nhiệm vụ chung theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Máy trưởng chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ việc quản lý, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ máy. Máy trưởng có các nhiệm vụ chính sau đây:

1. Tổ chức quản lý, điều hành lao động, theo dõi ngày công, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bố trí nghỉ bù.

2. Tổ chức quản lý khai thác an toàn, đạt hiệu quả kinh tế đối với tất cả các máy móc, thiết bị như máy chính, nồi hơi, máy làm lạnh, máy phụ, máy móc điện, thiết bị điện, các hệ thống và thiết bị động lực khác theo quy trình, quy phạm hiện hành; bảo đảm an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các hệ thống, thiết bị do các bộ phận khác quản lý như máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu, hệ thống tời, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió, hệ thống khác và hướng dẫn thuyền viên của các bộ phận này thực hiện vận hành đúng quy định.

3. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách.

4. Thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện nội quy phòng chống cháy nổ ở buồng máy, trạm phát điện, xưởng, kho tàng, phòng làm việc, buồng ở và các khu vực khác do bộ phận máy quản lý.

5. Khi có lệnh báo động, phải chỉ đạo thuyền viên bộ phận máy thực hiện đúng nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp bỏ tàu, phải mang theo và bảo vệ nhật ký máy cùng các tài liệu liên quan.

6. Hàng ngày kiểm tra việc ghi chép và ký xác nhận nhật ký máy, nhật ký dầu và các sổ theo dõi hoạt động của máy móc, thiết bị của tàu do bộ phận máy quản lý.

7. Tổ chức cho thuyền viên bộ phận máy kịp thời khắc phục sự cố và hư hỏng của máy móc, thiết bị; duy trì đúng chế độ bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, đột xuất và định kỳ đối với máy móc, thiết bị; đề xuất kế hoạch sửa chữa định kỳ các máy móc, thiết bị thuộc bộ phận mình phụ trách và tiến hành kiểm tra kết quả sửa chữa; duyệt dự toán cung cấp vật tư kỹ thuật, nhiên liệu do các sỹ quan máy và điện đề xuất; đồng thời, theo dõi việc sử dụng, bảo quản vật tư kỹ thuật, nhiên liệu đã được cấp phát.

8. Trực tiếp điều khiển máy tàu khi điều động tàu ra, vào cảng, qua eo biển, luồng hẹp, khu vực nguy hiểm, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc khi cần thiết theo lệnh của Thuyền trưởng và chỉ khi được phép của Thuyền trưởng thì Máy trưởng mới rời khỏi buồng máy hoặc buồng điều khiển (nếu có) và giao cho Máy hai thay thế mình trực tiếp điều khiển máy.

9. Thực hiện một cách kịp thời, chính xác mệnh lệnh điều động tàu của Thuyền trưởng; nếu vì lý do nào đó không thực hiện được hoặc thực hiện chậm trễ thì Máy trưởng phải kịp thời báo cáo Thuyền trưởng biết để xử lý. Trường hợp đặc biệt, nếu thực hiện mệnh lệnh của Thuyền trưởng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thuyền viên hay làm tổn hại đến máy móc, thiết bị thì phải báo cáo ngay Thuyền trưởng biết và chỉ chấp hành mệnh lệnh của Thuyền trưởng khi Thuyền trưởng quyết định tiếp tục thi hành lệnh nói trên. Lệnh của Thuyền trưởng và việc thi hành lệnh này phải được ghi vào nhật ký hàng hải và nhật ký máy.

10. Kiểm tra việc chuẩn bị cho chuyến đi của bộ phận máy, điện và ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng báo cáo Thuyền trưởng biết công việc chuẩn bị của bộ phận mình.

11. Lập báo cáo cho Nhà trường về tình trạng máy móc, thiết bị của tàu theo đúng chế độ quy định.

12. Trong thời gian điều động tàu trong cảng, luồng hẹp hoặc hành trình trên biển, Máy trưởng muốn thay đổi chế độ hoạt động của máy, các thiết bị kỹ thuật khác hay điều chỉnh nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn thì phải được sự đồng ý của Thuyền trưởng.

13. Dự tính trước những khó khăn, hư hỏng có thể xảy ra đối với máy móc, thiết bị và chuẩn bị các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục một cách hiệu quả khi xảy ra sự cố; đồng thời, báo cáo Thuyền trưởng biết để chủ động xử lý khi cần thiết.

14. Trường hợp có sự cố xảy ra đối với máy móc, thiết bị thì Máy trưởng hành động theo trách nhiệm và kinh nghiệm của mình để xử lý sự cố đó và kịp thời báo cáo Thuyền trưởng biết những biện pháp đã thực hiện và hướng xử lý tiếp theo.

15. Trường hợp thuyền viên thuộc bộ phận máy có hành động làm hư hỏng máy móc, thiết bị, Máy trưởng có quyền đình chỉ công việc của thuyền viên đó và kịp thời báo cáo Thuyền trưởng biết.

16. Khi tàu neo đậu ở cảng, nếu được Thuyền trưởng chấp thuận, Máy trưởng có thể vắng mặt trên tàu nhưng phải giao nhiệm vụ cho Máy hai và báo rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại (nếu có) của mình.

17. Khi đến nhận nhiệm vụ trên tàu, Máy trưởng phải tiếp nhận và tổ chức quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị, nhiên liệu, dầu mỡ, dụng cụ đồ nghề, tài sản, vật tư kỹ thuật và các hồ sơ tài liệu thuộc bộ phận máy; số lượng và khả năng nghiệp vụ chuyên môn của thuyền viên bộ phận máy. Biên bản tiếp nhận và bàn giao được lập thành 04 bản có chữ ký xác nhận của Thuyền trưởng: 01 bản giao cho chủ tàu, 01 bản cho Thuyền trưởng, bên giao và bên nhận mỗi bên 01 bản.

18. Khi nhận tàu đóng mới, tàu mới mua hay tàu sửa chữa, Máy trưởng tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận phần máy và điện.

19. Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng máy.

20. Máy trưởng thực hiện nhiệm vụ trực ca trong các trường hợp sau:

a) Nếu trên tàu không bố trí chức danh Máy hai thì nhiệm vụ trực ca do Máy trưởng thực hiện;

b) Nếu trên tàu không bố trí chức danh Máy ba thì nhiệm vụ của chức danh đó do Máy trưởng và Máy hai đảm nhiệm theo sự phân công của Máy trưởng;

c) Nếu trên tàu không bố trí chức danh Máy tư thì Máy trưởng phải đảm nhiệm ca trực của Máy tư.

21. Có trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện, thực tập cho sinh viên, học viên; xác nhận, đánh giá các nội dung, kết quả học tập của sinh viên, học viên huấn luyện, thực tập trên tàu theo kế hoạch, tiến trình thực tập nếu được Hiệu trưởng và Thuyền trưởng phân công.

22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thuyền trưởng phân công.

2.2

Thực hiện các nhiệm vụ khác.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Nhà trường phân công.

Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

4.2

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của Trường.

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

4.4

Được tham gia các cuộc họp liên quan.

Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có mối quan hệ như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Máy trưởng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có các mối quan hệ như sau:

Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị, cá nhân phối hợp chính

Thuyền trưởng

Các sỹ quan máy và Thợ máy.

Trung tâm Huấn luyện thuyền viên; các Phòng, Ban liên quan đến quản lý tàu thực tập; viên chức và người lao động thuộc Trường.

Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Chính quyền Hàng hải (Cảng vụ); Hoa tiêu; Biên phòng; Cơ quan đăng kiểm; Các dịch vụ cung ứng Hàng hải.

Theo sự phân công của Thuyền trưởng đối với chức danh, nhiệm vụ đảm nhiệm trên tàu.

Xem chi tiết bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV: Tại dây

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào