Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc, ví dụ về tự đánh giá bản thân ra sao?
- Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc, ví dụ về tự đánh giá bản thân ra sao?
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của Lý lịch tư pháp hạng 3 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp ra sao?
- Lý lịch tư pháp hạng 3 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp có các năng lực gì?
Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc, ví dụ về tự đánh giá bản thân ra sao?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan chưa có quy định về mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc, tuy nhiên người lao động có thể tự soạn thảo cho phù hợp với yêu cầu công việc và đảm bảo về mặt nội dung và hình thức.
Có thể tham khảo mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc dưới đây:
Tải mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc: TẢI VỀ.
Dưới đây là một số ví dụ về cách tự đánh giá bản thân trong công việc:
Ví dụ 1: Đánh giá hiệu suất công việc
- Điểm mạnh:
+ "Tôi luôn hoàn thành công việc đúng hạn và đảm bảo chất lượng cao. Trong quý vừa qua, tôi đã hoàn thành 100% các dự án được giao và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng."
+ "Khả năng làm việc nhóm của tôi rất tốt. Tôi đã hỗ trợ đồng nghiệp trong nhiều dự án và giúp nhóm đạt được mục tiêu chung."
- Điểm cần cải thiện:
+ "Tôi cần cải thiện kỹ năng quản lý thời gian để có thể xử lý công việc hiệu quả hơn trong những thời điểm bận rộn."
+ "Tôi sẽ tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng giao tiếp để cải thiện khả năng thuyết trình trước đám đông."
Ví dụ 2: Đánh giá kỹ năng lãnh đạo
- Điểm mạnh:
+ "Tôi đã dẫn dắt nhóm hoàn thành dự án A trước thời hạn và dưới ngân sách dự kiến. Nhóm của tôi đã đạt được 95% mục tiêu đề ra."
+ "Tôi luôn lắng nghe và khuyến khích ý kiến đóng góp từ các thành viên trong nhóm, giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo."
- Điểm cần cải thiện:
+ "Tôi cần học cách phân công công việc hiệu quả hơn để tránh tình trạng quá tải cho một số thành viên trong nhóm."
+ "Tôi sẽ tham gia các khóa học về quản lý xung đột để xử lý các tình huống căng thẳng trong nhóm một cách tốt hơn."
Ví dụ 3: Đánh giá mối quan hệ khách hàng
- Điểm mạnh:
+ "Tôi đã xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, giúp tăng doanh số bán hàng lên 20% trong năm qua."
+ "Tôi luôn phản hồi nhanh chóng và giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả, nhận được nhiều lời khen ngợi."
- Điểm cần cải thiện:
+ "Tôi cần cải thiện kỹ năng đàm phán để đạt được các thỏa thuận có lợi hơn cho công ty."
+ "Tôi sẽ tham gia các khóa học về dịch vụ khách hàng để nâng cao trải nghiệm của khách hàng."
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc, ví dụ về tự đánh giá bản thân ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của Lý lịch tư pháp hạng 3 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp ra sao?
Phụ lục VI kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của Lý lịch tư pháp hạng 3 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp như sau:
TT | Nhiệm vụ, Mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
2.1 | Xây dựng văn bản | Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện văn bản, chương trình, kế hoạch về lý lịch tư pháp. | Nội dung tham gia đúng tiến độ, chất lượng, kế hoạch theo yêu cầu. |
2.2 | Hướng dẫn | Tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; biên tập hoặc biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ lý lịch tư pháp. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lý lịch tư pháp. | Nội dung tham gia đúng tiến độ, chất lượng. Được đánh giá hoàn thành xây dựng tài liệu. |
2.3 | Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | 1. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp và cung cấp thông tin (tiếp nhận thông tin do các cơ quan cung cấp, vào sổ văn bản đến đối với từng loại thông tin lý lịch tư pháp, làm thủ tục sao chụp, sao y thông tin, làm thủ tục gửi thông tin cho các Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan). 2. Lưu trữ, tìm kiếm hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy. 3. Tham gia tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. | 1. Thông tin lý lịch tư pháp được tiếp nhận và cung cấp theo quy định. 2. Hồ sơ lý lịch tư pháp được lưu trữ, tìm kiếm theo quy định. 3. Phiếu lý lịch tư pháp được cấp theo quy định. |
2.4 | Tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo | 1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. 2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. | Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. |
2.5 | Phối hợp thực hiện | Tham gia góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình và văn bản, công việc khác về lý lịch tư pháp hoặc các văn bản khác khi được phân công. | Nội dung phối hợp được hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức. |
2.6 | Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân | Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao. | |
2.7 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao. |
Lý lịch tư pháp hạng 3 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp có các năng lực gì?
Phụ lục VI kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định Lý lịch tư pháp hạng 3 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp có các năng lực như sau: