Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2024 và cách viết? Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2024?
Sơ yếu lý lịch tự thuật hay lý lịch tự thuật là một tờ khai hoặc bản kê khai các thông tin về cá nhân như: Họ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn....cũng như những thông tin khác liên quan đến người khai và gia đình người khai.
Đây cũng được coi là loại giấy tờ sơ lược lý lịch dùng để bổ sung trong hồ sơ học tập bắt buộc đối với một số trường công an hoặc quân đội.
Bạn có thể tham khảo Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2024 dưới đây:
Một phần Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật
Tải đầy đủ Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật năm 2024: Tại đây.
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2024 và cách viết? Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu? (Hình từ Internet)
Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật như thế nào?
Người khai sơ yếu lý lịch tự thuật cần phải lưu ý những điều sau:
- Ảnh thẻ nghiêm túc, áo có cổ càng tốt, kích cỡ tùy thuộc vào loại sơ yếu lý lịch có thể 4x6 hoặc 3x4.
- Trình bày ngắn gọn, khoa học, không viết sai chính tả, viết rõ ràng không tẩy xóa trong sơ yếu lý lịch, các thông tin phải chuẩn chỉnh, chính xác
- Nếu đánh máy thì trình bày đúng font chữ, kích thước chữ còn nếu viết tay thì ghi một màu mực.
Cách điền thông tin cá nhân;
- Họ và tên: Cần viết đúng họ tên khai sinh, viết in hoa rõ ràng.
- Giới tính: Điền đúng như trong giấy khai sinh
- Ngày sinh: Viết đúng như trên chứng minh nhân dân/CCCD
- Dân tộc: Điền chính xác dân tộc của mình, nếu là con lai thì ghi quốc tịch bố mẹ.
- Tôn giáo: Nếu không theo tôn giáo nào thì điền “Không”
- Nguyên quán: Thông thường là nơi sống của ông bà nội, cha của người khai
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Viết rõ địa chỉ như trên sổ hộ khẩu.
- Nơi ở hiện tại: Có thể trùng với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Trường hợp đang ở trọ thì điền nơi ở trọ vào.
- Số điện thoại: Điền số điện thoại tiện liên lạc nhất.
- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Có thể điền thông tin của bố mẹ, anh chị em ruột.
- Bí danh: Nếu không có thì bỏ qua.
Cách điền thông tin nhân thân:
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Nông dân, công chức hoặc viên chức.
- Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở của các thành viên trong gia đình.
Cách điền thông tin học vấn, trình độ chuyên môn
- Trình độ văn hóa: Nếu tốt nghiệp THPT, bạn ghi 12/12 chính quy (bổ túc văn hóa); nếu tốt nghiệp đại học: Ghi “Cử nhân”.
- Trình độ ngoại ngữ: Ghi chứng chỉ mà bạn hiện có.
- Ngày kết nạp Đảng: Nếu đã vào Đảng thì điền ngày như trong thẻ Đảng viên, nếu không thì bỏ qua.
- Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Điền nghề nghiệp hoặc chuyên ngành bạn đã được đào tạo.
- Quá trình hoạt động của bản thân: Mục này cần chọn lọc kỹ thông tin, nêu tóm tắt những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển.
- Khen thưởng/Kỷ luật: Điền thông tin nếu có.
Lưu ý: Sơ yếu lý lịch tự thuật chỉ có giá trị khi người khai tiến hành đóng dấu xác thực những thông tin tại các cơ quan có thẩm quyền.
Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Theo Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định về đối với tờ khai lý lịch cá nhân (hay còn gọi là sơ yếu lý lịch cá nhân) thì sẽ được áp dụng thủ tục chứng thực chữ ký.
Và theo Công văn 873/HTQTCT-CT năm 2017 về quán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịch do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành. Theo đó cơ quan có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch đó chính là Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức hành nghề công chứng đều có thẩm quyền thực hiện chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch cho công dân.
Như vậy, khi công dân đi chứng thực sơ yếu lý lịch thì phải đến một trong các địa điểm sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Các tổ chức hành nghề công chứng.
Và người có thẩm quyền thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch được quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
- Đối với Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch đó là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã thì người có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch đó là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Đối với các tổ chức hành nghề công chứng thì người có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch đó là Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.