Mẫu quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề mới nhất hiện nay?
Mẫu quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề mới nhất hiện nay?
Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP như sau:
Tải Mẫu quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề: Tại đây
Mẫu quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề sau bao lâu thì người lao động bị hủy quyết định hỗ trợ học nghề?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về giải quyết hỗ trợ học nghề, cụ thể như sau:
Giải quyết hỗ trợ học nghề
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động. Thời điểm bắt đầu học nghề của người lao động sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.
Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề; 01 bản đến cơ sở dạy nghề để không thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư này nếu người lao động không đến trung tâm dịch vụ việc làm để nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trung tâm dịch vụ việc làm chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đó đến bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.
5. Hằng tháng, cơ sở dạy nghề lập danh sách và có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo tháng và thời gian thực tế người lao động tham gia học nghề.
6. Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả hỗ trợ học nghề theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.
Mức hỗ trợ học nghề là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ học nghề như sau:
Mức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề
a) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
b) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
...
Theo đó, mức hỗ trợ học nghề như sau:
- Người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
- Người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.