Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2024 là mẫu nào?
Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2024 là mẫu nào?
>>> Cách viết Bản tự kiểm điểm cá nhân giáo viên tiểu học cuối năm chi tiết nhất?
>> Cách viết Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất hiện nay?
Hiện nay, Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2024 là Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2024 có dạng như sau:
>> Tải mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2024: TẠI ĐÂY
Xem thêm >> Cách viết Bản tường trình mẫu dành cho cá nhân đảng viên?
>> Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm 2024 và cách viết chi tiết?
>> Mẫu Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị cuối năm 2024?
>> Cách viết Bản kiểm điểm đảng viên không giữ chức vụ cuối năm 2024 chi tiết theo mẫu
Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2024 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Khi nào đánh giá xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2024?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều này và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
Theo đó, thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng viên chức được tiến hành trước ngày 15/12/2024, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12/2024 thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
05 tiêu chí chung để đánh giá xếp loại chất lượng viên chức là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Chính trị tư tưởng
a) Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;
...
2. Đạo đức, lối sống
a) Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;
...
3. Tác phong, lề lối làm việc
a) Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;
b) Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;
...
4. Ý thức tổ chức kỷ luật
a) Chấp hành sự phân công của tổ chức;
b) Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
...
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:
Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
...
Theo đó, 05 tiêu chí chung để đánh giá xếp loại chất lượng viên chức hiện nay bao gồm:
- Chính trị tư tưởng.
- Đạo đức, lối sống.
- Tác phong, lề lối làm việc.
- Ý thức tổ chức kỷ luật.
- Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.