Mẫu phiếu đánh giá phân loại lao động mới nhất hiện nay?
Mẫu phiếu đánh giá phân loại lao động mới nhất hiện nay?
Phiếu đánh giá phân loại lao động là một văn bản được sử dụng để đánh giá, xếp loại chất lượng lao động của người lao động. Phiếu đánh giá này được sử dụng trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức, kỹ năng, thái độ làm việc của người lao động.
Phiếu đánh giá phân loại lao động có vai trò quan trọng sau:
- Là căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng lao động của người lao động: Trên cơ sở phiếu đánh giá phân loại lao động, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sẽ đánh giá, xếp loại chất lượng lao động của người lao động theo các loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ.
- Là căn cứ để bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật người lao động: Căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại lao động, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sẽ bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật người lao động một cách hợp lý và công bằng.
- Là căn cứ để bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động: Trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp loại lao động, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sẽ xác định nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động một cách phù hợp.
Sau đây là mẫu phiếu đánh giá xếp loại người lao động chuẩn và thông dụng nhất hiện nay có thể tham khảo:
Mẫu phiếu đánh giá phân loại lao động mới nhất hiện nay: TẢI VỀ
Mẫu phiếu đánh giá phân loại lao động mới nhất hiện nay?
Phân loại lao động theo điều kiện lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:
Phân loại lao động theo điều kiện lao động
1. Loại điều kiện lao động
a) Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
b) Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
c) Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
2. Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động
Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư này.
Theo đó, dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động thì có thể phân loại lao động như sau:
- Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
- Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động
Phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng với mục đích như sau:
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).
2. Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động được sử dựng với mục đích sau đây:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).
- Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định.