Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp mới nhất hiện nay?

Cho tôi hỏi mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp mới nhất hiện nay như thế nào? Câu hỏi từ chị V.T.H (Kiên Giang).

Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp mới nhất hiện nay?

Nội quy phòng cháy chữa cháy là văn bản gồm nhiều quy định cụ thể và chi tiết về công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở để mọi người tuân thủ thực hiện nhằm ngăn chặn đến mức tối đa tình trạng cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản.

Hiện nay, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và các văn bản liên quan không quy định về mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy. Do đó, việc lập nội quy phòng cháy chữa cháy sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản.

Có thể tham khảo các mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp sau đây:

* Mẫu 01:

Tải mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp mẫu 01: Tại đây

* Mẫu 02:

Tải mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp mẫu 02: Tại đây

Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp mới nhất hiện nay?

Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Nội quy phòng cháy chữa cháy có nội dung thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định như sau:

Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
3. Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
b) Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.

Theo đó, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau:

- Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt.

- Quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

- Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

- Những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.

Người lao động tham gia huấn luyện phòng cháy và chữa cháy sẽ được đào tạo về các nội dung gì?

Căn cứ theo tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định những nội dung bao gồm như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, người lao động thuộc các đối tượng được tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy sẽ được đào tạo về các nội dung sau đây:

- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.

- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.

- Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.

- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.

- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào