Mẫu nhận xét năng lực cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất có dạng như thế nào?
Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tiểu học mới nhất?
Căn cứ theo Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá tiểu học sẽ được thực hiện theo lộ trình, bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ về năng lực phẩm chất của học sinh tiểu học.
Dưới đây là các mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT mà giáo viên có thể tham khảo:
Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27: TẢI VỀ
Xem thêm:
Mẫu nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tiểu học mới nhất?
Mẫu nhận xét năng lực cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất có dạng như thế nào?
Giáo viên đánh giá học sinh tiểu học cần đáp ứng yêu cầu đánh giá theo Thông tư 27 ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định về yêu cầu trong đánh giá như sau:
1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có giải thích việc đánh giá học sinh tiểu học là:
Quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
Đồng thời căn cứ theo Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định về mục đích của việc đánh giá học sinh tiểu học như sau:
Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
5. Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.