Mẫu lý lịch đảng viên dành cho công chức, viên chức mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên dành cho công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định thủ tục xem xét kết nạp đảng viên như sau:
(1) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
(2) Làm đơn xin vào Đảng;
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
(3) Khai lý lịch của người vào Đảng;
(4) Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng;
Người được giới thiệu kết nạp vào Đảng bắt buộc phải được thẩm tra lý lịch. Không chỉ bản thân người đó mà cả cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ/chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng phải thẩm tra lý lịch.
Nội dung thẩm tra, xác minh cụ thể gồm:
- Với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị, về chấp hành pháp luật của Nhà nước; đường lối, chủ trương của Đảng; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị, về chấp hành pháp luật của Nhà nước; đường lối, chủ trương của Đảng
Lưu ý: Sau khi thẩm tra, chi bộ, cấp uỷ kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch.
(5) Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú;
- Chi bộ xem xét:
+ Đơn xin vào Đảng;
+ Lý lịch của người vào Đảng;
+ Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức;
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở;
+ Bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú.
- Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
(6) Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên;
(7) Tổ chức lễ kết nạp đảng viên.
Kể từ ngày có quyết định kết nạp, chi bộ phải tiến hành kết nạp Đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc (căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam).
Lưu ý: Lễ kết nạp phải được tổ chức trang nghiêm. Nếu kết nạp từ 02 người trở lên trong cùng một buổi lễ thì phải kết nạp từng người một.
(8) Đảng viên trải qua thời gian dự bị 12 tháng để tiếp tục rèn luyện, học tập;
Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tình từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị đó phải tiếp tục giáo dục, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Đảng viên chính thức.
(9) Chuyển Đảng chính thức
Kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, trong thời hạn 30 ngày làm việc, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên. Nếu không đủ điều kiện thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định xóa tên.
Mẫu lý lịch đảng viên dành cho công chức, viên chức mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu lý lịch đảng viên dành cho công chức, viên chức mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu lý lịch đảng viên dành cho công chức, viên chức mới nhất nhất hiện nay được thực hiện theo Mẫu 1-HSĐV ban hành kem theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 sau đây:
Một phần Mẫu lý lịch đảng viên dành cho công chức, viên chức mới nhất hiện nay
Tải đầy đủ mẫu lý lịch đảng viên dành cho công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tại đây
Đảng viên có những quyền nào?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định:
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Như vậy đảng viên có các quyền được quy định như trên.