Mẫu Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn dành cho giáo viên THCS là mẫu nào?
- Mẫu Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn dành cho giáo viên THCS là mẫu nào?
- Giáo viên THCS xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn dựa trên cơ sở nào?
- Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra cho năm học mới đối với trường THCS phải đáp ứng yêu cầu gì?
Mẫu Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn dành cho giáo viên THCS là mẫu nào?
Hiện nay, Mẫu Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn dành cho giáo viên THCS được thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020, cụ thể như sau:
Tải Mẫu Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn: Tại đây
Mẫu Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn dành cho giáo viên THCS là mẫu nào?
Giáo viên THCS xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn dựa trên cơ sở nào?
Tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có quy định như sau:
II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
...
2. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học (theo Khung kế hoạch dạy học môn học tại Phụ lục 1) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục 2). Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đơn vị được giao chủ trì hoạt động nào xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục đích, yêu cầu; nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện.
Thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng bài học minh họa, tổ chức dạy học và dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh[7]. Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn.
...
Theo đó, giáo viên THCS xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn đã nêu ở phần (1) dựa trên kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được Hiệu trưởng trường THCS quyết định.
Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra cho năm học mới đối với trường THCS phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 4 Mục II Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có quy định như sau:
II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
...
4. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì
a) Đối với bài kiểm tra
Các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau:
- Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học.
...
Theo đó, các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau:
- Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học.