Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm mới nhất 2024 của cán bộ công chức là mẫu nào?

Việc kê khai tài sản, thu nhập là một quy định bắt buộc đối với cán bộ, công chức. Vậy mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm mới nhất 2024 của cán bộ công chức là mẫu nào?

Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm mới nhất 2024 của cán bộ công chức là mẫu nào?

Hiện nay, mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm mới nhất 2024 của cán bộ công chức là Mẫu Bản kê khai tài sản thu nhập tại Phụ lục I Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

>>> Bản kê khai tài sản thu nhập tại Phụ lục I Nghị định 130/2020/NĐ-CP: Tải về

Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm mới nhất 2024 của cán bộ công chức là mẫu nào?

Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm mới nhất 2024 của cán bộ công chức là mẫu nào?

Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập cuối năm 2024 của cán bộ công chức gồm những thành phần nào?

Căn cứ theo Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 có quy định thủ tục kê khai tài sản, thu nhập như sau:

Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập
.....
Hồ sơ gồm có:
1. Các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai;
2. Danh sách đối tượng phải kê khai theo quy định;
3. Bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng thuộc diện phải kê khai (02 bản);
4. Sổ theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Theo đó, hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm có những thành phần sau đây:

(1) Các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai;

(2) Danh sách đối tượng phải kê khai theo quy định;

(3) Bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng thuộc diện phải kê khai (02 bản);

(4) Sổ theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai.

Cán bộ công chức phải kê khai số tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng không?

Căn cứ theo Mục B Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP có hướng dẫn về việc kê khai tài sản, thu thập lần đầu, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác như sau:

III. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
...
(20) Ghi các loại vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
(21) Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. Nếu ngoại tệ thì ghi số lượng và số tiền quy đổi ra tiền Việt Nam.
(22) Ghi từng hình thức góp vốn đầu tư kinh doanh, cả trực tiếp và gián tiếp.
(23) Các loại giấy tờ có giá khác như chứng chỉ quỹ, kỳ phiếu, séc,...
(24) Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tầu bay, thuyền và những động sản khác mà theo quy định phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký có giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
(25) Các loại tài sản khác như cây cảnh, bàn ghế, tranh ảnh và các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
(26) Kê khai tài sản ở nước ngoài phải kê khai tất cả loại tài sản nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, tương tự mục 1 đến mục 7 của Phần II và nêu rõ tài sản đang ở nước nào.
(27) Kê khai các tài khoản mở tại ngân hàng ở nước ngoài; các tài khoản khác mở ở nước ngoài không phải là tài khoản ngân hàng nhưng có thể thực hiện các giao dịch bằng tiền, tài sản (như tài khoản mở ở các công ty chứng khoán nước ngoài, sàn giao dịch vàng nước ngoài, ví điện tử ở nước ngoài...).
(28) Kê khai riêng tổng thu nhập của người kê khai, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên. Trong trường hợp có những khoản thu nhập chung mà không thể tách riêng thì ghi tổng thu nhập chung vào phần các khoản thu nhập chung; nếu có thu nhập bằng ngoại tệ, tài sản khác thì quy đổi thành tiền Việt Nam (gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế, tiền thu do bán tài sản, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư, phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác). Đối với kê khai lần đầu thì không phải kê khai tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai. Đối với lần kê khai thứ hai trở đi được xác định từ ngày kê khai liền kề trước đó đến ngày trước ngày kê khai.

Chiếu theo quy định trên, cán bộ công chức có tiền từ 50 triệu trở lên bao gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì phải kê khai vào Bản kê khai tài sản, thu nhập.

Như vậy, cán bộ công chức có tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng (trong nước và cả nước ngoài) cộng với tất cả khoản tiền như tiền mặt, tiền cho vay,...v.v mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên thì đều phải kê khai.

Lưu ý: Trường hợp có ngoại tệ thì ghi số lượng và số tiền quy đổi ra tiền Việt Nam.

Cán bộ công chức có phải kê khai tài sản thu nhập của người thân không?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:

Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
1. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
2. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.

Theo đó, cán bộ công chức phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình và của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào