Mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất là mẫu nào?
- Người lái xe phải chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của người sử dụng lao động đúng không?
- Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do ai trả?
- Trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như thế nào?
Mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về khám sức khỏe đối với người lái xe như sau:
Khám sức khỏe đối với người lái xe
...
2. Mẫu Giấy khám sức khỏe của người lái xe áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất là mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
>>> Tải mẫu Giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất: Tại đây.
Mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Người lái xe phải chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của người sử dụng lao động đúng không?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về trách nhiệm của người lái xe như sau:
Trách nhiệm của người lái xe
1. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.
2. Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.
3. Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.
4. Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.
Như vậy, người lái xe phải chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của người sử dụng lao động.
Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do ai trả?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về chi phí khám sức khỏe cho người lái xe như sau:
Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe cho người lái xe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị.
2. Trường hợp người được khám sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để lái xe có yêu cầu cấp nhiều hơn một Giấy khám sức khỏe của người lái xe thì phải nộp thêm phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư này thì chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do cơ quan yêu cầu chi trả.
Theo đó, chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe cho người lái xe trả.
- Người được khám sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để lái xe trả thêm phí, lệ phí do có yêu cầu cấp nhiều hơn một Giấy khám sức khỏe của người lái xe.
- Người sử dụng lao động lái xe ô tô thực hiện việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải thì chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do cơ quan yêu cầu chi trả.
Trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe
1. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
b) Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
c) Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
d) Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.
b) Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.
Như vậy, trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như sau:
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
- Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
- Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
- Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.