Mẫu Giấy giới thiệu công tác thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?

Các công ty dùng mẫu Giấy giới thiệu công tác nào khi cử nhân viên đi làm việc với đối tác?

Mẫu Giấy giới thiệu công tác thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?

Mẫu Giấy giới thiệu công tác là một văn bản do một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (công ty) phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên đại diện công ty, cán bộ công chức, viên chức đại diện cho tổ chức đơn vị hoặc các trường hợp khác liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức được giới thiệu nhằm thực hiện các công việc cụ thể theo nội dung được ghi nhận trong giới thiệu.

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể về mẫu Giấy giới thiệu công tác, tùy vào nhu cầu, mục đích thực hiện công việc mà các mỗi công ty sẽ soạn thảo riêng cho mình mẫu Giấy giới thiệu làm việc.

Dưới đây là mẫu Giấy giới thiệu công tác mà các đơn vị có thể tham khảo:

(1) Mẫu Giấy giới thiệu công tác thông dụng

Công tác

Tải mẫu Giấy giới thiệu công tác: Tại đây

(2) Mẫu Giấy giới thiệu công tác song ngữ

Công tác

Tải mẫu Giấy giới thiệu công tác song ngữ: Tại đây

Mẫu Giấy giới thiệu

Mẫu Giấy giới thiệu công tác thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?

Khi nào cán bộ công chức viên chức được trả tiền công tác phí?

Cán bộ công chức viên chức khi được cử đi công tác sẽ được thanh toán tiền theo thời gian công tác thực tế, căn cứ vào văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền cử đi công tác hoặc theo giấy mời tham gia đoàn công tác. Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết theo lịch trình công tác và thời gian đi đường.

Và theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chỉ khi đáp ứng ba điều kiện sau đây thì cán bộ công chức viên chức sẽ được thanh toán công tác phí:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

- Được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;

- Có đủ các chứng từ để thanh toán như giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác hoặc khách sạn, nhà nghỉ nơi công chức ở; hóa đơn, chứng từ mua vé hợp pháp khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông; giấy mời…

Ngoài ra, trong 04 khoảng thời gian được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC, cán bộ công chức viên chức sẽ không được thanh toán công tác phí, cụ thể là:

- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;

- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với người đi học;

- Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;

- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Thời gian đi công tác của công chức có được tính hưởng phụ cấp công vụ hay không?

Tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguyên tắc áp dụng
1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
3. Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.
4. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.

Như vậy, thời gian đi công tác của công chức sẽ không được tính hưởng phụ cấp công vụ trong trường hợp công chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị được cử đi công tác từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước tài trợ, đã được hưởng 40% tiền lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Đồng nghĩa với việc nếu thời gian đi công tác của công chức không thuộc trường hợp nêu trên thì công chức sẽ được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với khoảng thời gian đó.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào