Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mới nhất có dạng ra sao?
Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mới nhất có dạng ra sao?
Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành, cụ thể như sau:
Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: TẢI VỀ.
Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mới nhất có dạng ra sao?
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy có thời hạn sử dụng bao lâu?
Căn cứ khoản 13 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
13. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
Như vậy, thời hạn sử dụng của Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là 05 năm kể từ ngày cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
Thủ tục cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy ra sao?
Căn cứ theo khoản 8, 9 và khoản 10 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Bước 3: Thông báo kết quả xử lý hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy.
Hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy.
Hoặc Phiếu hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.