Mẫu đơn xin cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp là mẫu nào?
Mẫu đơn xin cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp là mẫu nào?
Hiện nay, thủ tục xin cấp mã đơn vị BHXH chính là thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp.
Do đó, Mẫu đơn xin cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp được quy định tại Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023. Đây là Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
Tải Mẫu TK3-TS Mẫu đơn xin cấp mã đơn vị BHXH: Tại đây
Mẫu đơn xin cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp là mẫu nào?
Thủ tục cấp mã đơn vị BHXH được thực hiện như thế nào?
Như đã đề cập, sau khi đăng ký tham gia BHXH lần đầu và được cơ quan BHXH thông qua đơn vị sẽ được cấp mã đơn vị BHXH. Như vậy, thủ tục cấp mã đơn vị BHXH chính là thủ tục để đăng ký tham gia BHXH lần đầu của đơn vị đó.
Theo nội dung hướng dẫn quy trình đăng ký, cấp sổ bảo hiểm xã hội tại Thủ tục số 1, Mục I Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 1318/QĐ-BHXH năm 2023, hồ sơ tham gia BHXH lần đầu của đơn vị gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT); Tại đây
- Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến điều chỉnh thông tin của đơn vị (nếu có);
- Hồ sơ của người lao động.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện xin cấp mã đơn vị BHXH đồng thời đăng ký tham gia BHXH cho các lao động. Có thể nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH;
- Thông qua dịch vụ bưu chính;
- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN.
Sau đó đóng tiền theo quy định và nhận kết quả giải quyết theo hình thức đã đăng ký.
Thời gian nộp hồ sơ cấp mã đơn vị BHXH là khi nào?
Tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Theo quy định trên thì, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc các đơn vị phải nộp hồ sơ để được cấp mã đơn vị BHXH.
Sau khi được cấp mã đơn vị BHXH thì công ty mới có thể thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH và thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH.