Mẫu đơn thuốc mới nhất người hành nghề được sử dụng có dạng như thế nào?
Mẫu đơn thuốc mới nhất người hành nghề được sử dụng có dạng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về mẫu đơn thuốc như sau:
Mẫu đơn thuốc
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu đơn thuốc như sau:
1. Phụ lục I: Mẫu Đơn thuốc
2. Phụ lục II: Mẫu Đơn thuốc “N” (Mẫu đơn thuốc gây nghiện)
3. Phụ lục III: Mẫu Đơn thuốc “H” (Mẫu đơn thuốc hướng thần, thuốc tiền chất)
Theo đó, mẫu đơn thuốc mới nhất năm 2024 là mẫu quy định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT bị thay thế bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BYT. Mẫu đơn thuốc này áp dụng với việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh.
Mẫu đơn thuốc mới nhất năm như sau: TẢI VỀ
Mẫu đơn thuốc mới nhất có dạng như thế nào?
Kê đơn thuốc gồm mấy hình thức?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 52/2017/TT-BYT, đối với hoạt động kê đơn thuốc có 04 hình thức như sau:
Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh.
Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh.
Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:
- Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 đến đủ 07 ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 ngày thì kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh hoặc chuyển tuyến về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực hiện theo quy định như sau:
- Kê đơn thuốc gây nghiện quy định tại Điều 7 Thông tư 52/2017/TT-BYT.
- Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS quy định tại Điều 8 Thông tư 52/2017/TT-BYT.
- Kê đơn thuốc hướng thần, thuốc tiền chất quy định tại Điều 9 Thông tư 52/2017/TT-BYT.
Thời gian lưu trữ toa thuốc của Bệnh viện là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 52/2017/TT-BYT có quy định về lưu đơn, tài liệu về thuốc như sau:
Lưu đơn, tài liệu về thuốc
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pha chế, cấp thuốc lưu đơn thuốc, thời gian lưu 01 (một) năm kể từ ngày kê đơn đối với tất cả thuốc thuộc trường hợp phải kê đơn.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu Đơn thuốc “N”, giấy Cam kết sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh và Đơn thuốc “H”, thời gian lưu 02 (hai) năm, kể từ ngày kê đơn.
3. Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc tiền chất lưu toàn bộ Đơn thuốc “N”, Đơn thuốc “H”, thời gian lưu 02 (hai) năm, kể từ khi thuốc hết hạn sử dụng.
4. Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút trong thời gian 01 (một) năm, kể từ ngày kê đơn, việc lưu đơn có thể thực hiện một trong các hình thức sau đây:
a) Lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc;
b) Lưu thông tin về đơn thuốc bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, họ và tên của người kê đơn thuốc, họ và tên của người bệnh, địa chỉ thường trú của người bệnh, tên thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút, hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng.
...
Như vậy, thời gian lưu trữ toa thuốc của Bệnh viện là 01 (một) năm kể từ ngày kê đơn đối với tất cả thuốc thuộc trường hợp phải kê đơn;
Và 02 (hai) năm, kể từ ngày kê đơn đối với việc lưu Đơn thuốc “N”, giấy Cam kết sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh và Đơn thuốc “H”.