Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý dành cho tổ chức tư vấn pháp luật mới nhất ra sao?

Cho tôi hỏi mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý dành cho tổ chức tư vấn pháp luật mới nhất ra sao? Câu hỏi của anh V.U (Hải Dương).

Ai có thể được trợ giúp pháp lý theo quy định?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về những người được trợ giúp pháp lý như sau:

Người được trợ giúp pháp lý
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Như vậy, đối với 7 đối tượng trên sẽ được trợ giúp pháp lý. Đồng thời những đối tượng này cũng cần thực hiện và tuân thủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:

Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý
1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
2. Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.
5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý dành cho tổ chức tư vấn pháp luật mới nhất ra sao?

Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý dành cho tổ chức tư vấn pháp luật mới nhất ra sao?

Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý dành cho tổ chức tư vấn pháp luật mới nhất ra sao?

Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức tư vấn pháp luật được quy định theo Mẫu TP-TGPL-01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BTP, cụ thể như sau:

tổ chức

Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức tư vấn pháp luật: TẢI VỀ

Khi nào tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:

Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
b) Chấm dứt theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;
b) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Khi chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện.

Như vậy, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi rơi vào 4 trường hợp sau:

- Không còn đáp ứng một trong các điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định;

- Chấm dứt theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;

-Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào