Mẫu đơn đề nghị sửa đổi nội dung hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động hiện nay có nội dung gì?
Mẫu đơn đề nghị sửa đổi nội dung hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động hiện nay có nội dung gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định về mẫu đơn đề nghị sửa đổi nội dung hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động. Do đó dựa vào tình hình thực tế mà người sử dụng lao động sẽ soạn mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung hợp đồng lao động cho phù hợp.
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị sửa đổi nội dung hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động. Nội dung mẫu đơn đề nghị cụ thể như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị sửa đổi nội dung hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động: TẢI VỀ.
Mẫu đơn đề nghị sửa đổi nội dung hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động hiện nay có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Sửa đổi nội dung hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người lao động bao nhiêu ngày?
Theo khoản 1 Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
...
Theo đó sửa đổi nội dung hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người lao động ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Sửa đổi nội dung hợp đồng có thể làm thay đổi loại hợp đồng lao động không?
Việc thay đổi loại hợp đồng lao động có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
(1) Thỏa thuận thay đổi thời hạn hợp đồng lao động:
Tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
...
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
...
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
...
Theo đó, khi có thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, các bên có thể tiến hành bằng việc ký phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng mới.
Sửa đổi nội dung về thời hạn hợp đồng các bên cần giao kết hợp đồng lao động mới vì phụ lục hợp đồng lao động không được phép sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Việc thay đổi thời hạn hợp đồng từ không xác định thời hạn thành thời hạn cụ thể (không quá 36 tháng) và ngược lại sẽ gián tiếp thay đổi loại hợp đồng lao động.
(2) Hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc:
Tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Loại hợp đồng lao động
...
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Theo đó, nếu hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì:
- Trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn: Phải ký kết hợp đồng lao động mới. Trong thời gian chưa ký kết hợp đồng mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã ký.
- Nếu ký hợp đồng mới thì chỉ được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động có thời hạn. Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ trường hợp ký hợp đồng với:
+ Người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
+ Người lao động cao tuổi.
+ Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng.
- Hết thời hạn 30 ngày nói trên mà không ký hợp đồng mới: Hợp đồng đã ký trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Từ 2 trường hợp thay đổi loại hợp đồng trên ta có thể thấy sửa đổi nội dung hợp đồng về thời hạn hợp đồng có thể làm thay đổi loại hợp đồng lao động.