Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài mới nhất?
- Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài có thời hạn bao lâu?
- Phí gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài gồm những gì?
- Mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài mới nhất?
Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài có thời hạn bao lâu?
Theo Điều 82 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài
1. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải có hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài có thời hạn năm năm và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.
3. Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài thay thế Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về cấp Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.
5. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam phải được gửi đến Bộ Tư pháp chậm nhất ba mươi ngày trước khi hết thời hạn hoạt dộng ghi trong Giấy phép. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam về việc tuyển dụng luật sư đó;
b) Bản chính Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
c) Ý kiến của Sở Tư pháp về quá trình hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối gia hạn phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, thời hạn của giấy phép hành nghề đối với luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam có thời hạn là 5 năm và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm.
Mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài mới nhất
Phí gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 15 Mục A Phần I Phụ lục danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 có quy định trình tự thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện:
Luật sư nước ngoài muốn gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam thì chậm nhất ba mươi ngày trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép, phải gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối gia hạn phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.
Phí: 3.000.000 đồng/hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 15 Mục A Phần I Phụ lục danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 có quy định trình tự thực hiện như sau:
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam về việc tuyển dụng luật sư đó;
- Bản chính Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
- Ý kiến của Sở Tư pháp về quá trình hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài mới nhất?
Mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài được ban hành theo Mẫu TP-LS-19 ban hành kèm Thông tư 05/2021/TT-BTP, cụ thể như sau:
Tải mẫu TP-LS-19 ban hành kèm Thông tư 05/2021/TT-BTP: TẢI VỀ.
Khi giấy phép hành nghề đã hết hạn mà Luật sư nước ngoài tiếp tục hành nghề tại Việt Nam thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 9 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, văn bản thông báo về việc đăng ký bào chữa, thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
b) Hành nghề tại Việt Nam khi giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài đã hết hạn;
c) Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mà không đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 3, các điểm b và c khoản 4, khoản 5, các điểm a, b, d và đ khoản 6, các điểm d và e khoản 7 Điều này.
Theo đó, luật sư là người nước ngoài có giấy phép hành nghề tại Việt Nam đã hết hạn mà vẫn tiếp tục hành nghề thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, luật sư người nước ngoài cũng sẽ phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được trong thời gian tính từ thời điểm giấy phép hành nghề luật sư hết hạn.