Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng mới nhất có dạng ra sao?
Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng mới nhất có dạng ra sao?
Biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng là văn bản ghi lại nội dung, diễn biến cuộc họp công đoàn cơ sở mỗi tháng. Biên bản này đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá hoạt động của công đoàn và bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên.
Biên bản họp hàng tháng của công đoàn cơ sở có những chức năng sau:
- Ghi lại toàn bộ thông tin của cuộc họp: Điều này bao gồm việc ghi chép chi tiết về thời gian tổ chức, địa điểm, danh sách người tham gia, các chủ đề được thảo luận, ý kiến đóng góp từ các thành viên và quyết định cuối cùng của cuộc họp.
- Phục vụ làm cơ sở kiểm tra và đánh giá công tác của công đoàn: Nhờ có biên bản, Ban Chấp Hành công đoàn có thể xem xét đến mức độ hoàn thành công việc và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong hoạt động của mình.
- Cung cấp bằng chứng pháp lý trong trường hợp tranh chấp lao động: Biên bản có thể được dùng như một tài liệu chứng minh hợp pháp khi có tranh chấp lao động nảy sinh.
- Đảm bảo lợi ích của các thành viên công đoàn: Các ý kiến từ đoàn viên được ghi chép lại trong biên bản, giúp công đoàn hiểu rõ hơn về mong muốn và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên của mình.
Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng, tuy nhiên có thể tham khảo mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng sau đây:
Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng: TẢI VỀ
Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng mới nhất có dạng ra sao?
Hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định như sau:
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
...
3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
c. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
d. Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, hình thức tổ chức công đoàn cơ sở như sau:
- Công đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
- Công đoàn cơ sở có tổ công đoàn.
- Công đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận.
- Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Người lao động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).
b. Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.
c. Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp quy định tại Điều 17 Điều lệ này; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
d. Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.
2. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.
b. Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
c. Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định.
d. Những nơi người lao động không đủ khả năng tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn và thực hiện các thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.
3. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở như sau:
- Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).
- Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.
- Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
- Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.