Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở mới nhất hiện nay?

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở mới nhất hiện nay?

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở mới nhất hiện nay?

Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở hiện nay được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Tải mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở: Tại đây

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở mới nhất hiện nay?

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Khi nào phải lập báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải
1. Trách nhiệm của chủ tàu trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này như sau:
a) Tổ chức thống kê tình hình tai nạn lao động hàng hải vào mẫu sổ thống kê quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
b) Định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo các vụ tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên của mình phải nghỉ việc từ một ngày trở lên về Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra vụ tai nạn lao động. Báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
2. Các Cảng vụ hàng hải tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn quản lý và gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo một năm.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên toàn quốc và gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo một năm.

Theo đó, định kỳ 6 tháng và hằng năm, chủ tàu có trách nhiệm báo cáo các vụ tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên của mình phải nghỉ việc từ một ngày trở lên về Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra vụ tai nạn lao động.

Báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.

Tai nạn lao động hàng hải được phân thành mấy loại?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Phân loại tai nạn lao động hàng hải
1. Tai nạn lao động hàng hải làm chết thuyền viên (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải chết người) là tai nạn lao động hàng hải mà thuyền viên bị nạn chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động hàng hải gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Thuyền viên bị Tòa án ra Quyết định tuyên bố là đã chết đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng) là tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ) là tai nạn lao động hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Theo đó, tai nạn lao động hàng hải hiện nay được chia thành 03 loại:

- Tai nạn lao động hàng hải làm chết thuyền viên (gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải chết người).

- Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng).

- Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ).

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào