Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm 2024 và cách viết chi tiết? Trưởng thôn có quyền hạn gì?
Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm 2024 và cách viết chi tiết?
>>> Cách viết Bản tự kiểm điểm cá nhân giáo viên tiểu học cuối năm chi tiết nhất?
>> Cách viết Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất hiện nay?
>> Lời dẫn chương trình kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 hay, ngắn gọn nhất?
>> Cách viết Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của Bí thư Chi bộ thôn chi tiết, đầy đủ nhất?
Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm 2024 là mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 dành cho cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
>> Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm 2024: TẠI ĐÂY
Tham khảo cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm 2024 như sau:
Thông tin cơ bản
Ghi rõ tên Đảng bộ, Tập thể kiểm điểm, ngày tháng năm thực hiện báo cáo kiểm điểm tập thể
Nội dung báo cáo
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
(1) Việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện quy chế làm việc.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
(2) Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong nghị quyết đại hội, kế hoạch, chương trình công tác năm được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
(3) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; trách nhiệm nêu gương; trách nhiệm giải trình; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân.
(4) Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
- Hạn chế, khuyết điểm.
- Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân
Về những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; nguyên tắc tập trung dân chủ; các quy định, quy chế làm việc; công tác tổ chức, cán bộ; quản lý đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo; các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; kết quả xử lý sai phạm đối với tập thể, cá nhân...
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Đề nghị xếp loại mức chất lượng.
Tự đề nghị xếp loại chất lượng theo các mức sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
Trên đây là "Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm 2024".
Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn cuối năm 2024 và cách viết chi tiết? Trưởng thôn có quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Khung tiêu chí đánh giá trong bản kiểm điểm tập thể đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 thì khung tiêu chí dùng để đánh giá tập thể đảng viên gồm:
- Các tiêu chí về xây dựng tập thể, gồm:
+ Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố, xây dựng tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
+ Năng lực lãnh đạo của cấp ủy; công tác lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các mối quan hệ công tác.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kỷ luật; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
+ Việc thực hiện nguyên tắc tổ chức hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện các quy định, quy chế, nội quy và chế độ làm việc.
+ Công tác phối hợp giữa cấp ủy và tập thể lãnh đạo; việc xây dựng đoàn kết, thống nhất trong nội bộ.
+ Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác cán bộ, xây dựng tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách hành chính và xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm, gồm:
+ Việc cụ thể hoá, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm.
+ Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra theo nghị quyết đại hội hoặc chương trình, kế hoạch công tác do cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị (lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể).
+ Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng các tập thể, cá nhân có liên quan trực tiếp; các chỉ số đánh giá, xếp hạng đối với địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị (nếu có).
- Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra.
Trưởng thôn có quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Nhiệm vụ:
a) Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
d) Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
e) Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
2. Quyền hạn:
a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Theo đó, trưởng thôn có quyền hạn như sau:
- Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
- Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.