Mẫu bảng tính lương tăng ca, làm thêm giờ theo Thông tư 133 là mẫu nào?

Cho tôi hỏi khi người lao động tăng ca, làm thêm giờ thì doanh nghiệp điền mẫu bảng tính lương theo Thông tư 133 như thế nào? Câu hỏi của anh H.D.C (Nam Định)

Mẫu bảng tính lương tăng ca, làm thêm giờ theo Thông tư 133 là mẫu nào?

Hiện tại, mẫu bảng tính lương tăng ca, làm thêm giờ là Mẫu số 06-LĐTL tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể:

Tải mẫu bảng tính lương tăng ca theo Thông tư 133: Tại đây

Cách ghi lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133 như thế nào?

Mẫu bảng tính lương tăng ca theo Mẫu số 06-LĐTL tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC điền như sau:

Góc trái biểu mẫu: Điền thông tin cụ thể về đơn vị và bộ phận công tác;

Trường Tháng… năm…: Điền thông tin về phạm vi thời gian tính lương làm thêm giờ của người lao động;

Cột A, B: Điền số thứ tự và họ tên của người lao động;

Cột Hệ số lương (Cột 1): Điền hệ số lương cụ thể của từng người lao động;

Cột Hệ số phụ cấp (Cột 2): Điền hệ số phụ cấp cụ thể đối với từng người lao động;

Cột Công hệ số (Cột 3): Điền tổng hệ số mà người lao động được hưởng. Công thức tính cột 3: Cột 3 = Cột 1 + Cột 2;

Cột Tiền lương tháng (Cột 4): Điền tiền lương tháng ứng với từng người lao động. Giá trị này được tính bằng: Lương tối thiểu (theo quy định của Luật Lao Động) * Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ;

Cột Mức lương ngày (Cột 5): Điền mức lương tính theo ngày của từng người lao động. Giá trị này được tính bằng cách lấy số lương tháng chia cho 22 ngày trong tháng. Công thức: Cột 5 = Cột 4/ 22;

Cột Mức lương giờ (Cột 6): Điền mức lương được tính theo giờ. Mức lương này sẽ được tính bằng cách lấy số lương theo ngày chia cho 8 giờ làm việc. Công thức: Cột 6 = Cột 4/ 8;

Cột Số giờ làm thêm (cột 7, cột 8, cột 9, cột 11, cột 13, cột 16): Điền số giờ tăng ca thực tế theo dữ liệu trong bảng chấm công;

Cột Thành tiền đối với làm thêm ngày thường (Cột 8): Được tính bằng cách lấy số giờ làm thêm đối với ngày thường (Cột 7) nhân cho mức lương giờ (Cột 6). Công thức: Cột 8 = Cột 7 * Cột 6;

Cột Thành tiền đối với làm thêm ngày Thứ 7, Chủ Nhật (Cột 10): Được tính bằng số giờ làm thêm cuối tuần (Cột 9) nhân cho mức lương giờ (Cột 6) và nhân tiếp cho hệ số làm thêm theo quy định hiện hành. Công thức: Cột 10 = Cột 9 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành;

Cột Thành tiền đối với làm thêm ngày lễ, Tết (Cột 12): Được tính bằng số giờ làm thêm ngày lễ tết (Cột 11) nhân cho mức lương theo giờ (Cột 6) nhân cho hệ số làm thêm vào lễ tết theo quy định. Công thức: Cột 12 = Cột 11 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành;

Cột Thành tiền đối với làm thêm buổi đêm (Cột 14): Được tính bằng số giờ làm thêm ban đêm (Cột 13) nhân với mức lương giờ (Cột 6) nhân với hệ số làm thêm theo quy định hiện hành. Công thức: Cột 14 = Cột 13 * Cột 6 *Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành;

Cột Tổng số tiền (Cột 15): Điền tổng cộng số tiền. Công thức: Cột 15 = Cột 8 + Cột 10 + Cột 12 + Cột 14;

Cột Số ngày nghỉ bù (Cột 16 và 17): Điền số giờ công nghỉ bù thực tế của từng nhân sự (Cột 16); tiếp đó, quy ra số tiền tương ứng của những ngày nghỉ bù để trừ ra. Công thức: Cột 17 = Cột 16 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành;

Cột Số tiền được thanh toán (Cột 18): Được tính bằng cách lấy tổng số tiền (Cột 15) trừ cho số tiền công của những ngày nghỉ bù (Cột 17). Công thức: Cột 17 = Cột 15 – Cột 17;

Cột Ký nhận (Cột C): Chữ ký xác nhận của người lao động sau khi đã kiểm tra bảng thanh toán tiền công theo giờ và nhận tiền.

Chữ ký xác nhận, chứng từ kèm theo: Bên cạnh đó, mẫu bảng tính lương tăng ca còn phải được kèm theo bảng chấm công làm theo giờ ứng với phạm vi thời gian tính toán. Ngoài ra, bảng lương tăng ca còn phải có chữ ký xác nhận của người lập bảng, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được ủy quyền.

Mẫu bảng tính lương tăng ca, làm thêm giờ theo Thông tư 133 là mẫu nào?

Mẫu bảng tính lương tăng ca, làm thêm giờ theo Thông tư 133 là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Bảng tính lương làm thêm giờ theo Thông tư 133 áp dụng cho đối tượng nào?

Tại Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
2. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Theo quy định trên, đối tượng áp dụng lịch chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133 bao gồm:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước;

- Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ;

- Công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

- Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã 2012;

- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào