Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân là gì?
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân gồm lực lượng nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Phòng không nhân dân 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 quy định như sau:
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân
1. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân bao gồm:
a) Lực lượng nòng cốt;
b) Lực lượng rộng rãi.
2. Lực lượng nòng cốt là lực lượng được tổ chức tại các đơn vị bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ và dự bị động viên.
3. Lực lượng rộng rãi bao gồm:
a) Lực lượng được huy động gồm Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chưa được sắp xếp vào các đơn vị và lực lượng từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, quần chúng nhân dân để tham gia bồi dưỡng, tập huấn, diễn tập, phục vụ chiến đấu, chiến đấu, khắc phục hậu quả địch đột nhập, tiến công đường không và bảo đảm an toàn phòng không;
b) Lực lượng tự nguyện do quần chúng nhân dân tham gia để phục vụ chiến đấu, chiến đấu, khắc phục hậu quả địch đột nhập, tiến công đường không và bảo đảm an toàn phòng không.
Theo quy định trên có thể thấy lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân bao gồm 2 lực lượng là:
- Lực lượng nòng cốt;
- Lực lượng rộng rãi.
Trong đó, lực lượng nòng cốt là lực lượng được tổ chức tại các đơn vị bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ và dự bị động viên.
Còn lực lượng rộng rãi bao gồm:
- Lực lượng được huy động gồm Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chưa được sắp xếp vào các đơn vị và lực lượng từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, quần chúng nhân dân để tham gia bồi dưỡng, tập huấn, diễn tập, phục vụ chiến đấu, chiến đấu, khắc phục hậu quả địch đột nhập, tiến công đường không và bảo đảm an toàn phòng không;
- Lực lượng tự nguyện do quần chúng nhân dân tham gia để phục vụ chiến đấu, chiến đấu, khắc phục hậu quả địch đột nhập, tiến công đường không và bảo đảm an toàn phòng không.
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân gồm lực lượng nào? (Hình từ Internet)
10 Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng không nhân dân là gì?
Căn cứ Điều 7 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong phòng không nhân dân như sau:
(1) Trốn tránh, chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động, hoạt động và thực hiện trách nhiệm tham gia lực lượng phòng không nhân dân theo quy định tại Luật này.
(2) Huy động, sử dụng lực lượng, vũ khí, phương tiện, công trình phòng không nhân dân trái quy định của pháp luật.
(3) Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
(4) Cung cấp thông tin, chỉ điểm, quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ làm lộ mục tiêu trận địa, kế hoạch, trang bị kỹ thuật, các công trình chiến đấu.
(5) Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện công tác phòng không nhân dân.
(6) Chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, sở hữu, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trái pháp luật.
(7) Xâm phạm, làm hư hỏng, phá hủy, chiếm đoạt trang bị, thiết bị, phương tiện, công trình phòng không nhân dân.
(8) Tạo chướng ngại vật cản trở hoạt động quản lý, bảo vệ vùng trời; thông báo, báo động sai hoặc chế áp các trang thiết bị phòng không nhân dân trái pháp luật.
(9) Sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác để mang thiết bị, vũ khí, vật liệu nổ, chất cấm, hàng hóa trái pháp luật hoặc tuyên truyền, kích động, lôi kéo, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước.
(10) Các hành vi khác làm ảnh hưởng đến hoạt động phòng không nhân dân, an toàn bay, an toàn phòng không.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không nhân dân thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định chính sách của Nhà nước về phòng không nhân dân như sau:
- Bảo đảm nguồn lực của Nhà nước và huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân; ưu tiên bổ sung ngân sách cho trọng điểm phòng không nhân dân, địa phương đặc biệt khó khăn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ vùng trời Tổ quốc.
- Có chế độ, chính sách nâng cao năng lực cho lực lượng phòng không nhân dân; bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động phòng không nhân dân; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng phòng không nhân dân.
- Ưu tiên đầu tư về khoa học và công nghệ trong hoạt động phòng không nhân dân và quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho hoạt động phòng không nhân dân trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 3 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không nhân dân như sau:
(1) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.
(2) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(3) Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; bảo đảm chủ động, kịp thời, hiệu quả, an toàn, có sự phân công, phân cấp, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động phòng không nhân dân.
(4) Được chuẩn bị thường xuyên, liên tục từ thời bình và kịp thời triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết theo quyết định của cấp có thẩm quyền để quản lý, bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc.
(5) Xây dựng lực lượng phòng không nhân dân và thế trận phòng không nhân dân liên hoàn, rộng khắp, vững chắc; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ.
Lưu ý: Luật Phòng không nhân dân 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.