Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà chết thì thân nhân vẫn được hưởng trợ cấp đúng không?
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà chết thì thân nhân vẫn được hưởng trợ cấp đúng không?
- Mức trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị chết do ai quyết định?
- Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà chết thì thân nhân vẫn được hưởng trợ cấp đúng không?
Theo Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định:
Chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ
1. Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
4. Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian thực hiện nhiệm vụ mà chết thì thì thân nhân vẫn được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà chết thì thân nhân vẫn được hưởng trợ cấp đúng không? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị chết do ai quyết định?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ
1. Điều kiện được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ;
b) Trong khoảng thời gian và tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi thực hiện nhiệm vụ.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này bị tai nạn, chết không được hưởng chế độ trợ cấp.
3. Mức hưởng:
a) Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
...
Theo đó mức trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị chết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?
Theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ
...
4. Hồ sơ:
a) Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn (Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị cấp; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản của cơ quan Công an;
b) Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí (Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản của cơ quan Công an.
Khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin có trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phải khai thác trực tuyến để giải quyết mà không được yêu cầu người đề nghị cung cấp hồ sơ giấy.
...
Theo đó hồ đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm:
- Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí (Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định 40/2024/NĐ-CP)
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
- Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản của cơ quan Công an.