Lời chứng của công chứng viên có phải có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng không?
Lời chứng của công chứng viên có phải có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng không?
Căn cứ tại Điều 46 Luật Công chứng 2014 quy định:
Lời chứng của công chứng viên
1. Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, pháp luật hiện nay quy định lời chứng của công chứng viên phải có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ tại Điều 48 Luật Công chứng 2024 quy định:
Lời chứng của công chứng viên
1. Lời chứng của công chứng viên đối với giao dịch phải ghi rõ các nội dung sau đây:
a) Thời điểm, địa điểm công chứng;
b) Họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
c) Chứng nhận người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
d) Chữ ký, dấu điểm chỉ trong giao dịch đúng là chữ ký, dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chữ ký, dấu điểm chỉ của người làm chứng, người phiên dịch trong trường hợp có người làm chứng, người phiên dịch và được ký, điểm chỉ trước sự chứng kiến của công chứng viên hoặc được ký trước đối với trường hợp đăng ký chữ ký mẫu quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này;
đ) Trách nhiệm của công chứng viên đối với giao dịch;
e) Các thông tin về lý do công chứng ngoài trụ sở, việc làm chứng, phiên dịch trong trường hợp công chứng ngoài trụ sở hoặc việc công chứng có người làm chứng, người phiên dịch.
2. Lời chứng phải có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Đối với văn bản công chứng điện tử thì lời chứng phải có chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
3. Công chứng viên căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này để soạn thảo lời chứng phù hợp với từng giao dịch cụ thể; không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, loại trừ trách nhiệm của mình hoặc có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên.
Theo đó, từ 1/7/2025 quy định lời chứng phải có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Lời chứng của công chứng viên có phải có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng không?
Tải mẫu lời chứng của công chứng viên hiện nay ở đâu?
Mẫu lời chứng của công chứng viên hiện nay được quy định tại Mẫu TP-CC-26 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Tư pháp ban hành như sau:
Một phần mẫu lời chứng của công chứng viên hiện nay
Tải mẫu lời chứng của công chứng viên hiện nay Tại
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm những loại nào?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Công chứng 2024 quy định:
Tổ chức hành nghề công chứng
1. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng, trình Chính phủ ban hành chiến lược phát triển về lĩnh vực công chứng; hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quản lý, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Đề án quản lý, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng; xem xét, quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực giao dịch từ Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng tại những địa bàn cấp huyện đã phát triển được tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.