Liên kết đào tạo với nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp là gì?
Liên kết đào tạo với nước ngoài có phải là một trong những hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp
1. Liên kết đào tạo.
2. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
4. Bồi dưỡng, trao đổi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và người học.
5. Trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo.
6. Tham gia các tổ chức giáo dục, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
7. Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài.
8. Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, liên kết đào tạo với nước ngoài là một trong những hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp.
Liên kết đào tạo với nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp là gì?
Liên kết đào tạo với nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 48 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài nhưng không hình thành pháp nhân mới nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.
2. Chương trình đào tạo sử dụng trong liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình đào tạo của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phê duyệt chương trình đào tạo sử dụng trong liên kết đào tạo với nước ngoài.
3. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo với nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo và phải bảo đảm điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo.
Cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài thực hiện liên kết với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong nước phải có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do cơ quan kiểm định chất lượng nước ngoài cấp hoặc được công nhận theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
Điều kiện cụ thể, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do không duy trì điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này thì cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người học, của nhà giáo, viên chức, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể; thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).
Theo đó, liên kết đào tạo với nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài nhưng không hình thành pháp nhân mới nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Theo đó, mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.