Lịch nghỉ lễ 30 4 VNVC là ngày nào?

Lịch nghỉ lễ 30 4 VNVC là ngày nào? Cần bao nhiêu nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng cố định?

Lịch nghỉ lễ 30 4 VNVC là ngày nào?

VNVC là viết tắt của Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam, được thành lập vào tháng 6/2017. Đây là chuỗi hệ thống trung tâm tiêm chủng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam, với mục tiêu chính là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp vắc xin và các vật dụng y tế chuyên dụng trong nước.

VNVC cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh mới nhất với chất lượng cao và giá cả bình ổn, phục vụ cho cả người lớn và trẻ em. Hệ thống này trải dài từ Nam ra Bắc Việt Nam và luôn muốn đem lại sự thuận tiện và thoải mái cho người dân.

Năm 2024, nghỉ lễ 30/4 rơi vào thứ ba và và nghỉ lễ 1/5 rơi vào thứ tư. Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm nay có ngày thứ hai 29/4 (ngày làm việc bình thường) xen vào giữa 2 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần.

Văn phòng Chính phủ có Công văn 2450/VPCP-KGVX đồng ý hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024.

Theo đó, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024 sẽ được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ bảy ngày 27/4/2024 đến hết thứ tư ngày 01/5/2024 (làm bù vào ngày thứ bảy 04/5/2024).

Dịp lễ 30/4 và 1/5, nhiều gia đình gia tăng nhu cầu tiêm chủng vắc xin phòng các bệnh đường hô hấp và bệnh đặc trưng theo vùng như thuỷ đậu, tả, viêm màng não… để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ kéo dài. Theo ghi nhận tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, tỷ lệ người dân đặt giữ vắc xin trước dịp lễ tăng 300%, điều này chứng tỏ nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh trước và sau dịp lễ rất lớn.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sắp xếp thời gian phù hợp và chủ động kế hoạch tiêm chủng phòng bệnh cho bé và gia đình, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã có thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 VNVC như sau:

- Làm việc xuyên lễ 30/4 và 1/5.

- Làm việc xuyên trưa không nghỉ, từ 7h30 đến 17h00 (một số trung tâm có giờ làm việc riêng).

Lịch nghỉ lễ 30 4 VNVC là ngày nào?

Lịch nghỉ lễ 30 4 VNVC là ngày nào? (Hình từ Internet)

Cần bao nhiêu nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng cố định?

Tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định
...
3. Nhân sự:
a) Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
b) Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên.

Theo đó. tại cơ sở tiêm chủng cố định phải có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.

Đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên y tế có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.

Đồng thời, nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên.

Nhân viên y tế được khám sức khỏe định kỳ một năm bao nhiêu lần?

Tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...

Theo quy định thì hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức cho người lao động; thời gian khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động làm công việc bình thường và người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cũng có sự khác nhau.

Như vậy, nhân viên y tế phải làm việc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục việc làm tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH thì được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Còn đối với các trường hợp làm công việc bình thường không thuộc danh mục nêu trên thì nhân viên y tế được khám sức khỏe ít nhất 1 lần mỗi năm.

Xem chi tiết Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: TẢI VỀ.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào