Lễ mừng lúa mới là gì? Ý nghĩa của ngày Lễ mừng lúa mới? Đây có phải ngày lễ của người lao động không?
Lễ mừng lúa mới là gì? Ý nghĩa của ngày Lễ mừng lúa mới?
Lễ mừng lúa mới hay còn biết đến cái tên khác là Tết cơm mới hoặc Tết Hạ Nguyên, diễn ra vào ngày Rằm tháng 10 hàng năm (15 tháng 10 Âm lịch) là lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt Nam.
Lễ mừng lúa mới với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã mang đến mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới mạnh khỏe, ấm no. Đồng thời cũng là dịp để dân làng tề tựu, cùng chia sẻ niềm vui sau vụ mùa.
Lễ mừng lúa mới không chỉ là một ngày lễ hội mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự đoàn kết và niềm hy vọng cho tương lai.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Lễ mừng lúa mới là gì? Ý nghĩa của ngày Lễ mừng lúa mới? Đây có phải ngày lễ của người lao động không? (Hình từ Internet)
Lễ mừng lúa mới có phải ngày lễ của người lao động không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, lễ mừng lúa mới không phải là ngày nghỉ lễ tết của người lao động.
Đi làm thêm giờ vào ngày lễ mừng lúa mới, người lao động được hưởng mức lương bao nhiêu?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, người lao động đi làm thêm giờ vào ngày lễ mừng lúa mới thì sẽ được người sử dụng lao động trả mức tiền lương như sau:
- Đi làm thêm giờ vào ban ngày được hưởng ít nhất là bằng 150% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm thêm giờ vào ban đêm được hưởng:
+ Ít nhất là bằng 210% lương của ngày làm việc bình thường nếu có làm thêm vào ban ngày.
+ Ít nhất là bằng 200% lương của ngày làm việc bình thường nếu không làm thêm vào ban ngày.
Lưu ý: Nếu ngày lễ mừng lúa mới rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì mức lương như sau:
- Nếu đi làm thêm giờ vào ban ngày được hưởng ít nhất là bằng: 200% lương của ngày làm việc bình thường.
- Nếu đi làm thêm giờ vào ban đêm được hưởng ít nhất là bằng 270% lương của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm việc dưới 1 năm thì có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày phép năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo đó, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.