Lễ chào cờ sau khi quân ta tiếp quản Thủ đô diễn ra vào thời gian nào? NLĐ Hà Nội có được nghỉ làm vào ngày Giải phóng Thủ đô không?
Lễ chào cờ sau khi quân ta tiếp quản Thủ đô diễn ra vào thời gian nào?
Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, tiếp quản Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm. 15h, một buổi lễ đặc biệt diễn ra ngay sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ): Lễ chào cờ đầu tiên ngay sau khi Hà Nội được giải phóng.
Tại Lễ chào cờ lúc 15h, còi Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài, Quốc ca hùng tráng vang lên. Toàn thành phố hướng về Cột Cờ thành Hà Nội. Mọi người trang nghiêm nhìn lên Quốc kỳ đang tung bay trên đỉnh Cột Cờ. Quốc ca vừa dứt, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô ngày giải phóng. Lời thư thân mật, tha thiết trong không khí thiêng liêng khiến mọi người xúc động rưng rưng nước mắt. Trong thư gửi đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết, nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ ta lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết". Lời đọc vừa dứt tiếng hô “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm” vang lên.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ chào cờ sau khi quân ta tiếp quản Thủ đô diễn ra vào thời gian nào?
NLĐ Hà Nội có được nghỉ làm vào ngày Giải phóng Thủ đô không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết không có trường hợp quy định NLĐ Hà Nội được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Giải phóng Thủ đô (10/10).
Như vậy, NLĐ Hà Nội sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Giải phóng Thủ đô (10/10).
Lưu ý: trường hợp ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) trùng vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ Hà Nội vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương. Bên cạnh đó, NLĐ Hà Nội có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.
Ngoài ra, nếu ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của NLĐ Hà Nội thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ vào ngày này.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ Hà Nội có thể chủ động xin nghỉ không lương vào ngày Giải phóng Thủ đô (10/10). Tuy nhiên, phải nhận được sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động.
Trường hợp ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) là ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động hưởng lương thế nào khi đi làm vào ngày này?
Nếu ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì trường hợp này người lao động sẽ được hưởng lương như sau:
Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
...
Theo đó, trường hợp người lao động đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì được hưởng lương như sau:
- Đi làm vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng: 200% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 270% lương của ngày làm việc bình thường. Cụ thể thực hiện theo công thức sau đây:
Lương làm thêm giờ vào ban đêm = Lương làm thêm ngày nghỉ hằng tuần + 30% lương ngày thường + 20% lương làm thêm giờ vào ban ngày = 200% + 30% + (20% x 200%) = 270%