Lãnh đạo là gì? Viên chức nào được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
Lãnh đạo là gì?
"Lãnh đạo" là một khái niệm mô tả quá trình hoặc kỹ năng của người nắm giữ vị trí lãnh đạo, người đó có khả năng hướng dẫn, định hình, và ảnh hưởng đến nhóm, tổ chức hoặc cộng đồng. Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là về việc đưa ra quyết định và chỉ đạo, mà còn bao gồm khả năng tạo động lực, thúc đẩy sự đồng lòng, và xây dựng một môi trường làm việc tích cực.
Người lãnh đạo thường có khả năng thấy xa, đặt mục tiêu, và đưa ra chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Họ cũng phải có khả năng giao tiếp tốt, lắng nghe những quan điểm khác nhau, và tạo ra sự đồng thuận trong nhóm. Ngoài ra, tính minh bạch, công bằng, và khả năng giải quyết vấn đề cũng là những đặc tính quan trọng của một lãnh đạo hiệu quả.
Lãnh đạo có thể tồn tại ở mọi cấp độ của tổ chức, từ lãnh đạo trong gia đình, trong cộng đồng đến lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp lớn. Các mô hình lãnh đạo có thể khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh và yêu cầu cụ thể.
Lãnh đạo là gì? Đối tượng viên chức nào được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo? (Hình từu Internet)
Đối tượng viên chức nào được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
Tại mục I Thông tư 02/2005/TT-BNV có quy định như sau:
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
"1. Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
2. Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.
Như vậy, những đối tượng viên chức sau đây sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
- Viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bậc viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.
Viên chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo vì không đủ điều kiện bổ nhiệm lại thì có được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hay không?
Tại điểm c khoản 2 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 1 Mục II Thông tư 83/2005/TT-BNV có quy định như sau:
NGUYÊN TẮC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG, THÔI HƯỞNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO
...
2. Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
...
c) Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm):
c1) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,
c2) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là thôi giữ chức danh lãnh đạo), thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu (trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu).
c3) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.
c4) Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Như vậy, trường hợp thôi giữ chức vụ lãnh đạo do không được bổ nhiệm lại thì sẽ không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.