Kinh tế xanh là gì? Kinh tế xanh tác động kinh tế Việt Nam và mức lương người lao động ra sao?
Kinh tế xanh là gì?
Năm 2011, Báo cáo “Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” của UNEP đưa ra định nghĩa về kinh tế xanh được các tổ chức quốc tế sử dụng rộng rãi, đó là:
Nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái. Một nền kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội.
Ý nghĩa cốt lõi của kinh tế xanh là tăng trưởng kinh tế đảm bảo đồng thời hai mục tiêu là bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững.
Ngân hàng Thế giới (WB, 2012b) đưa ra định nghĩa kinh tế xanh là “phát triển kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường, tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi tự nhiên, đẩy mạnh vai trò của quản lý nhà nước về môi trường và nguồn lực tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảm họa từ thiên nhiên”.
Tháng 9/2015, Liên hợp quốc công bố chương trình Nghị sự 2030, bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững nhằm xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng và bảo vệ hành tinh.
Xem chi tiết: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM221681
Kinh tế xanh là gì? Kinh tế xanh tác động kinh tế Việt Nam và mức lương người lao động ra sao?
Kinh tế xanh tác động kinh tế Việt Nam ra sao?
Trong suốt chặng đường hơn 10 năm triển khai và thực hiện kinh tế xanh, với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cùng với nhận thức của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của kinh tế xanh.
Cho đến nay nền kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc:
+ Hành vi sản xuất và tiêu dùng có nhiều thay đổi đáng kể và được cải thiện tích cực;
+ Ngày càng có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển kinh tế xanh;
+ Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhiều khu đô thị nổi lên, đặc biệt là hình thành các vùng nông thôn mới.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, năm 2021 Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19, đặc biệt là hoạt động thương mại và dịch vụ nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 2,58%, giảm không đáng kể so với năm 2020.
Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2021 được đóng góp chủ yếu từ khu vực dịch vụ và công nghiệp. So với các năm trước đó, cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2021 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, xu hướng này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xanh của Chính phủ.
Đồng hành với quá trình phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, thời gian qua, Ngân hàng Thế giới đã tích cực hỗ trợ cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là việc đầu tư vốn vào các dự án về công nghiệp xanh, năng lượng xanh, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường đô thị và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kể từ năm 1994 cho đến nay, Ngân hàng Thế giới đã cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 25,3 tỷ USD trong phát triển đất nước (The World Bank, 2022).
Việc phát triển kinh tế xanh đã có ảnh hưởng tích cực đến lao động trong nước, cơ cấu lao động Việt Nam có xu hướng chuyển dịch rõ nét theo hướng phi nông nghiệp. Xu hướng này phù hợp với mục tiêu xanh hóa nền kinh tế, góp phần bổ sung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế quốc gia.
Xem chi tiết tại: https://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-kinh-te-xanh-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-doi-voi-viet-nam.htm
Kinh tế xanh có tác động tới mức lương người lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định trên mức lương tối thiểu của người lao động sẽ được điều chỉnh dựa trên các căn cứ sau:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như phân tích ở trên về tác động tích cực của kinh tế xanh đối với nền kinh tế Việt Nam. Do Việt Nam hướng tới kinh tế xanh cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc làm, nhu cầu lao động,...đây cũng là một trong những căn cứ để điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Do đó, việc thực hiện một nền kinh tế xanh cũng sẽ tác động ít nhiều đến các căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động để phù hợp hơn với nền kinh tế - xã hội.