Kinh tế hàng hóa là gì? Chỉ số giá tiêu dùng có tác động đến mức lương tối thiểu của người lao động hay không?

Kinh tế hàng hóa được hiểu là gì? Chỉ số giá tiêu dùng có tác động đến mức lương tối thiểu của người lao động hay không?

Kinh tế hàng hóa là gì?

Kinh tế hàng hóa là mô hình kinh tế được thực hiện bên ngoài thị trường thông qua hàng hóa và dịch vụ. Đây là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán.

Nền kinh tế hàng hóa phát triển từ kinh tế tự cung tự cấp, nơi con người tự sản xuất và tiêu dùng sản phẩm của mình, đến kinh tế trao đổi hàng hóa và sau đó là kinh tế tiền tệ.

Ví dụ: Có hai nền kinh tế khác nhau như A và B . Khi A sản xuất ra rau, B sản xuất ra thịt , A và B trao đổi hàng hóa của mình với nhau để phục vụ cho nhu cầu của mình. Như vậy được gọi là nền kinh tế hàng hóa.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Kinh tế hàng hóa là gì? Chỉ số giá tiêu dùng có tác động đến mức lương tối thiểu của người lao động hay không?

Kinh tế hàng hóa là gì? Chỉ số giá tiêu dùng có tác động đến mức lương tối thiểu của người lao động hay không?

Chỉ số giá tiêu dùng có tác động đến mức lương tối thiểu của người lao động hay không?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó có thể thấy chỉ số giá tiêu dùng là một trong những yếu tố để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài ra, căn cứ theo Nghị quyết 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do Quốc hội ban hành đã có đưa ra chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2024 là:

Các chỉ tiêu chủ yếu
1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0 - 6,5%.
2. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).
3. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.
4. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.
5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.
6. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.
7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%
8. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
9. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.
10. Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.
11. Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.
12. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.
13. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.
14. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
15. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Theo đó nếu chỉ số giá tiêu dùng ngày càng tăng thì mức lương tối thiểu cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của người lao động.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Mục 1 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2024 quy định:

Theo đó chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 ổn định so với tháng trước, bình quân 08 tháng tăng 4,04% so với cùng kỳ, thấp hơn bình quân 7 tháng là 4,12%.

Ngày 06/9/2024, Theo Thông cáo báo chí về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024 có nêu như sau:

Tính chung tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 8 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%.

Bình quân tám tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.

Tốc độ tăng CPI tháng 8/2024 so với tháng trước

Tốc độ tăng CPI tháng 8/2024 so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 ổn định. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ; riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.

Mười nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng bao gồm:

- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,29%.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27% (làm cho CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm).

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%.

- Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,15%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%.

- Nhóm giáo dục tăng 0,14%.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%.

- Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,05%.

Riêng nhóm giao thông giảm 1,98% (tác động làm giảm CPI chung 0,19 điểm phần trăm).

Theo đó có thể thấy rằng, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước.

Xem chi tiết Thông cáo báo chí về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024: Tại đây.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào