Kiến trúc là gì? Học kiến trúc ra làm gì?

Kiến trúc có nghĩa là gì? Học kiến trúc thì ra làm gì? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc ra sao?

Kiến trúc là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kiến trúc 2019 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.
2. Hoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
3. Thiết kế kiến trúc là việc lập phương án kiến trúc, thể hiện ý tưởng kiến trúc, giải pháp kỹ thuật về kiến trúc trong hồ sơ thiết kế quy hoạch, xây dựng, thiết kế nội thất, ngoại thất và kiến trúc cảnh quan.
4. Công trình kiến trúc là một hoặc tổ hợp công trình, hạng mục công trình được xây dựng theo ý tưởng kiến trúc hoặc thiết kế kiến trúc.
5. Công trình kiến trúc có giá trị là công trình kiến trúc tiêu biểu, có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Hành nghề kiến trúc là hoạt động nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc.

Theo đó kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.

Kiến trúc là gì? Học kiến trúc ra làm gì?

Kiến trúc là gì? Học kiến trúc ra làm gì? (Hình từ Internet)

Học kiến trúc ra làm gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Kiến trúc 2019 quy định thì hành nghề kiến trúc là hoạt động nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc.

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Kiến trúc 2019 quy định thì dịch vụ kiến trúc bao gồm:

- Thiết kế kiến trúc công trình;

- Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;

- Thiết kế kiến trúc cảnh quan;

- Thiết kế nội thất;

- Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;

- Đánh giá kiến trúc công trình;

- Thẩm tra thiết kế kiến trúc.

Học kiến trúc thì có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc hành nghề kiến trúc của tổ chức. Sinh viên học kiến trúc khi tố nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là một số nghề phổ biến:

- Kiến trúc sư thiết kế: Thiết kế các công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, công trình công cộng.

- Kiến trúc sư nội thất: thiết kế không gian bên trong các công trình, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng.

- Kiến trúc sư cảnh quan: thiết kế các không gian ngoài trời như công viên, khu vườn, khu đô thị.

- Giám sát công trình: theo dõi và đảm bảo chất lượng thi công các công trình xây dựng.

- Kỹ sư quy hoạch đô thị: lập kế hoạch và thiết kế các khu đô thị, đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Giảng viên kiến trúc: giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng.

- Kỹ thuật viên kiến trúc: Hỗ trợ các kiến trúc sư trong việc chuẩn bị bản vẽ và tài liệu kỹ thuật.

- Nhà phê bình kiến trúc: Đánh giá và viết bài về các công trình kiến trúc, xu hướng thiết kế.

- Thẩm định công trình: Đánh giá giá trị và chất lượng của các công trình xây dựng.

- Người thiết kế đồ họa: Thiết kế các ấn phẩm, logo, và các sản phẩm đồ họa liên quan đến kiến trúc.

- Thanh tra xây dựng: Kiểm tra và đảm bảo các công trình xây dựng tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc ra sao?

Theo Điều 28 Luật Kiến trúc 2019 quy định:

Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
b) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
c) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
2. Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;
b) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
3. Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Theo đó để đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc người yêu cầu cấp cần có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc; Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.

Ngoài ra cần đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào