Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức vì lý do gì?
Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức vì lý do gì?
Tại Điều 8 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 năm 2015 có quy định như sau:
Miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên
1. Việc miễn nhiệm chức danh Kiểm tra viên được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm tra viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Kiểm tra viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Kiểm tra viên đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm tra viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ;
b) Vi phạm những việc công chức không được làm;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức chức danh Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức vì một trong những lý do sau đây:
- Vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Vi phạm những việc công chức không được làm;
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức vì lý do gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân thuộc về ai?
Tại Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
...
Theo đó, thẩm quyền cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quy trình cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thế nào?
Tại Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định như sau:
Cách chức
1. Công chức bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Kiểm sát viên bị cách chức theo quy định tại Điều 89 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều tra viên, Cán bộ điều tra bị cách chức theo quy định tại Điều 56 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015; Kiểm tra viên bị cách chức theo Điều 8 Nghị quyết số 924/2015/UBTVQH13 ngày 13/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
b) Công chức bị cách chức chức vụ, chức danh theo quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và quy định của pháp luật đối với từng chức vụ, chức danh cụ thể.
2. Quy trình cách chức:
a) Cách chức chức danh Kiểm sát viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên:
Bước 1: Người bị xem xét cách chức có bản kiểm điểm;
Bước 2: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức tổ chức kiểm tra, xác minh vi phạm và kiểm điểm làm rõ sai phạm của người bị đề nghị cách chức;
Bước 3: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức họp, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định;
Bước 4: Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát các cấp họp, xem xét việc cách chức Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch; Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra họp, xem xét việc cách chức Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
Bước 5: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp, xem xét đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính của cấp mình; trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp cách chức Kiểm tra viên của cấp mình. Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
...
Theo đó, quy trình cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo như quy định nêu trên.