Kiểm soát viên cao cấp thị trường có nhiệm vụ gì?
Kiểm soát viên cao cấp thị trường có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định:
Kiểm soát viên cao cấp thị trường
...
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Chủ trì tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề tài, đề án và công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường và các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quản lý thị trường;
c) Tổ chức chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với những vụ việc có quy mô lớn, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn nhiều tỉnh hoặc liên quan đến quốc tế;
d) Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
đ) Chủ trì việc tổ chức biên soạn, xây dựng các chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm của lực lượng Quản lý thị trường;
e) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
...
Theo đó Kiểm soát viên cao cấp thị trường có nhiệm vụ như sau:
- Chủ trì việc tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
- Chủ trì trong hoạt động tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề tài, đề án và công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường và các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quản lý thị trường;
- Tổ chức và chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách pháp luật về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với những vụ việc có quy mô lớn, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn nhiều tỉnh hoặc liên quan đến quốc tế;
- Tổ chức trong hoạt động tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
- Đứng ra chủ trì việc tổ chức biên soạn, xây dựng các chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm của lực lượng Quản lý thị trường;
- Ngoài ra còn trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
Kiểm soát viên cao cấp thị trường có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên cao cấp thị trường cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về đào tạo bồi dưỡng?
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định:
Kiểm soát viên cao cấp thị trường
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
...
Theo đó Kiểm soát viên cao cấp thị trường cần đáp ứng tiêu chuẩn về đào tạo bồi dưỡng như sau:
- Kiểm soát viên cao cấp thị trường phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
- Cần có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
- Ngoài ra phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
Hệ số lương Kiểm soát viên cao cấp thị trường là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định:
Xếp lương các ngạch công chức Quản lý thị trường
1. Các ngạch công chức Quản lý thị trường quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
a) Ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường (mã số 21,187) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Ngạch Kiểm soát viên chính thị trường (mã số 21.188) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Ngạch Kiểm soát viên thị trường (mà số 21.189) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
...
Theo đó hệ số lương Kiểm soát viên cao cấp thị trường áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.