Kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam chi tiết ra sao? Sĩ quan Quân đội có được nghỉ ngày này không?
Kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam chi tiết ra sao?
Ngày 22 12 năm 1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 2024 là kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chương trình kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tôn vinh lịch sử và nhắc nhở thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Mục đích chính là khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tạo động lực cho quân đội và nhân dân, đồng thời giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Dưới đây là mẫu kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam:
Kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 1. Thời gian và địa điểm Thời gian: 8h00 - 11h00, ngày 22 tháng 12 Địa điểm: Sân vận động hoặc hội trường lớn 2. Nội dung chương trình - 8h00 - 8h15: Khai mạc MC giới thiệu: Chào mừng các đại biểu, khách mời và nhân dân. - 8h15 - 8h30: Lễ chào cờ Nghi thức chào cờ: Tất cả mọi người đứng trang nghiêm. Quốc ca: Cử hành bài Quốc ca Việt Nam. Kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 1. Thời gian và địa điểm Thời gian: 8h00 - 11h00, ngày 22 tháng 12 Địa điểm: Sân vận động hoặc hội trường lớn 2. Nội dung chương trình - 8h00 - 8h15: Khai mạc MC giới thiệu: Chào mừng các đại biểu, khách mời và nhân dân. - 8h30 - 9h00: Tôn vinh truyền thống Video clip: Chiếu phim tài liệu về lịch sử và thành tựu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Diễn văn: Đại diện Cựu chiến binh kể chuyện và phát biểu về vai trò của quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. - 9h00 - 10h00: Chương trình văn nghệ Tiết mục 1: Múa truyền thống về quân đội. Tiết mục 2: Hát các bài ca cách mạng, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Tiết mục 3: Kịch ngắn về những chiến công của quân đội. - 10h00 - 10h30: Lễ tri ân Lễ thắp nến: Tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Tặng hoa cho các bác Cựu chiến binh. - 10h30 - 11h00: Bế mạc MC tổng kết: Cảm ơn các đại biểu, khách mời và nhân dân đã tham gia. |
Kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi thời gian, địa điểm, nội dung để phù hợp với tình hình thực tế.
Kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam chi tiết ra sao? Sĩ quan Quân đội có được nghỉ ngày này không? (Hình từ Internet)
Sĩ quan Quân đội có được nghỉ vào ngày kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định như sau:
Nghỉ ngày lễ, tết
1. Hằng năm, sĩ quan được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
2. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Theo đó, hằng năm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cũng được nghỉ 01 ngày vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
Sĩ quan quân đội có nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Nghĩa vụ của sĩ quan
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Theo đó, sĩ quan quân đội có nghĩa vụ sau:
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
- Đồng thời gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.