Khung tiêu chí đánh giá đảng viên cuối năm đối với cá nhân là CBCCVC được quy định thế nào? Mẫu bản kiểm điểm đảng viên không giữ chức vụ mới nhất năm 2024 là mẫu nào?
Khung tiêu chí đánh giá đảng viên cuối năm đối với cá nhân là CBCCVC được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định:
Khung tiêu chí đánh giá
...
2. Đối với cá nhân
2.1. Các tiêu chí về chính trị tư tưởng; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; giữ gìn đoàn kết nội bộ; chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; trách nhiệm, tác phong, lề lối, phương pháp làm việc; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; mức độ thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
2.2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm (lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể); năng lực, uy tín; trách nhiệm nêu gương, sự gương mẫu của bản thân và người có quan hệ gia đình; giữ mối liên hệ mật thiết, gắn bó với quần chúng nhân dân.
2.3. Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra.
3. Đối với cá nhân là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý: Đánh giá theo tiêu chí chức danh trong Quy định của Bộ Chính trị và phân cấp quản lý cán bộ.
Như vậy, khung tiêu chí đánh giá cuối đối năm với cá nhân là đảng viên được quy định như sau:
Đối với đảng viên không giữ chức vụ:
- Các tiêu chí về chính trị tư tưởng; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; giữ gìn đoàn kết nội bộ; chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; trách nhiệm, tác phong, lề lối, phương pháp làm việc; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; mức độ thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm (lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể); năng lực, uy tín; trách nhiệm nêu gương, sự gương mẫu của bản thân và người có quan hệ gia đình; giữ mối liên hệ mật thiết, gắn bó với quần chúng nhân dân.
- Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra.
Đối với đảng viên giữ chức vụ:
Theo tiêu chí chức danh trong Quy định của Bộ Chính trị và phân cấp quản lý cán bộ.
Khung tiêu chí đánh giá đảng viên cuối năm đối với cá nhân là CBCCVC được quy định thế nào? Mẫu bản kiểm điểm đảng viên không giữ chức vụ mới nhất năm 2024 là mẫu nào?
Mẫu bản kiểm điểm đảng viên không giữ chức vụ mới nhất năm 2024 là mẫu nào?
Mẫu bản kiểm điểm đảng viên không giữ chức vụ mới nhất năm 2024 là Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
>>> Tải Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023: Tại đây
Cách viết bản kiểm điểm đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023?
Tham khảo cách viết bản kiểm điểm đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023:
(1) Thông tin chi tiết Đảng viên
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ trong Đảng và chức vụ chính quyền, đoàn thể (nếu có) kèm theo đơn vị công tác cùng tên của Chi bộ.
(2) Ưu điểm, kết quả đạt được
Trước hết, Đảng viên cần phải nêu được ưu điểm trong quá trình bản thân rèn luyện suốt một năm qua. Trong đó, phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc: Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nhiệm vụ hằng năm của từng Đảng viên. Trong đó, cần phải chủ động liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"…
- Khi kiểm điểm Đảng viên, không chỉ căn cứ vào các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng viên đó mà còn phải liên hệ với nhiệm vụ, chức trách của mình ở chính quyền. Do đó, nội dung cần phải có trong bản kiểm điểm là:
Thực hiện cũng như kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong năm.
Trách nhiệm của cá nhân Đảng viên đó liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách, đảm nhiệm.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của Đảng viên.
- Những vấn đề khác (nếu có).
(3) Những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân
Bên cạnh những thành tích đạt được thì luôn đi kèm đó là hạn chế và khuyết điểm. Trong bản tự kiểm điểm này, Đảng viên cũng phải chỉ ra được những khuyết điểm, hạn chế của mình trong năm nay và nguyên nhân của những khuyết điểm đó.
Đồng thời, Đảng viên cũng phải nêu rõ kết quả, biện pháp khắc phục những khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền chỉ ra, kết luận ở các năm trước.
+ Hạn chế, khuyết điểm
Ví dụ: Còn vắng họp chi bộ nhiều lần trong năm, còn vắng học nghị quyết, còn rụt rè, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của chi bộ.
+ Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Ví dụ: Do đi làm ăn xa nên không thể tham dự họp chi bộ, học nghị quyết đầy đủ; chưa sắp xếp được thời gian làm việc và sinh hoạt chi bộ,…
(4) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm cá nhân.
Đảng viên tự đánh giá về cấp độ thực hiện: Chọn 1 trong các mức độ (Xuất sắc; Tốt; Trung bình; Kém)
(5) Giải trình về những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân và xác định trách nhiệm của cá nhân với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
(6) Làm rõ trách nhiệm của cá nhân với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
(7) Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
Ví dụ: Sẽ cố gắng sắp xếp thời gian công việc, học tập một cách hợp lý để tham dự đầy đủ các buổi họp chi bộ, học nghị quyết; Mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt chi bộ.
(8) Tự nhận mức xếp loại chất lượng
Đây là một trong những nội dung quan trọng của bản tự kiểm điểm. Trong đó, các mức xếp loại gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.
(9) Ký và ghi rõ họ tên của đảng viên làm đánh giá
(10) Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)
Sau khi Đảng viên tự nhận mức đánh giá, căn cứ vào những thông tin được Đảng viên tự kiểm điểm nêu tại bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, các cấp gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Đảng viên đó: Nhận xét, đánh giá và đưa ra mức xếp loại chất lượng (nếu là công chức, viên chức).
- Chi ủy: Tổng hợp mức tự xếp loại của Đảng viên, ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền nơi Đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại.
- Cấp ủy: Tổng hợp, thẩm định, căn cứ vào đề xuất của chi ủy để đưa ra mức xếp loại chất lượng Đảng viên.