Không hưởng lương hưu dựa theo mức lương cơ sở từ 01/7/2025 thì dựa vào đâu?

Theo quy định mới nhất thì trường hợp không hưởng lương hưu dựa theo mức lương cơ sở từ 01/7/2025 thì dựa vào mức nào?

Không hưởng lương hưu dựa theo mức lương cơ sở từ 01/7/2025 thì dựa vào đâu?

Căn cứ theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, nếu tăng mức lương thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng sẽ tăng.

Tuy nhiên, khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ không còn mức lương cơ sở, do đó không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ BHXH (một số khoản trợ cấp BHXH dựa trên “mức lương cơ sở”).

Do đó, căn cứ Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
2. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Căn cứ khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng mức lương cơ sở.

Như vậy, tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì lương hưu sẽ được tính dựa theo mức tham chiếu và mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó, có nghĩa là có thể bằng hoặc cao hơn mức lương cơ sở.

Xem thêm:

03 lý do chưa tăng lương cơ sở, lương hưu năm 2025 là gì?

Chính thức 02 mốc thời gian thay đổi điều chỉnh lương hưu trong năm 2025 là gì?

Không hưởng lương hưu dựa theo mức lương cơ sở từ 01/7/2025 thì dựa vào đâu?

Không hưởng lương hưu dựa theo mức lương cơ sở từ 01/7/2025 thì dựa vào đâu?

Mức tham chiếu để tính tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc mức thấp và cao nhất đúng không?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 quy định như sau:

Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;
c) Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
2. Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b khoản 1 Điều này; quy định việc truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, từ ngày 01/7/2025 sẽ dùng mức tham chiếu để làm căn cứ mức thấp nhất và cao nhất của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Đề nghị nhận lương hưu của những tháng chưa nhận theo mẫu nào?

Mẫu đơn đề nghị nhận lương hưu của những tháng chưa nhận là mẫu 14-HSB quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 được sửa đổi bởi điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024.

mẫu

Tải mẫu 14-HSB: Tại đây.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào