Không công khai nội dung chính của quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt đúng không?
- Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là gì?
- Không công khai nội dung chính của quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt đúng không?
- Công ty không công khai nội dung chính của quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt thế nào?
- Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc ra sao?
Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
...
Như vậy, có thể hiểu quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là một hệ thống các quy định và phương thức hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong việc tham gia vào các quyết định liên quan đến môi trường làm việc của họ.
Không công khai nội dung chính của quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt đúng không?
Không công khai nội dung chính của quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt đúng không?
Theo Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
2. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
3. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
Do đó, nếu người sử dụng lao động không ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở hoặc không công khai quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về lao động.
Công ty không công khai nội dung chính của quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi không công khai nội dung chính của quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu - 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức (công ty) thì mức phạt sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc ra sao?
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Như vậy, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
- Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.