Kho chứa chất trợ lắng trong tuyển khoáng phải được bố trí ở đâu?

Kho chứa chất trợ lắng trong tuyển khoáng phải được bố trí ở đâu?

Kho chứa chất trợ lắng trong tuyển khoáng phải được bố trí ở đâu?

Căn cứ Điều 100 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Kho chứa chất trợ lắng
1. Kho chứa chất trợ lắng phải được bố trí riêng biệt, ở nơi khô ráo, thông thoáng, đảm bảo đủ ánh sáng tránh nhiệt độ cao và được thông gió, vệ sinh định kỳ.
2. Kho chứa phải được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng chống cháy, nổ theo quy định và các phương tiện trợ giúp xếp dỡ trong kho.

Theo đó, kho chứa chất trợ lắng phải được bố trí riêng biệt, ở nơi khô ráo, thông thoáng, đảm bảo đủ ánh sáng tránh nhiệt độ cao và được thông gió, vệ sinh định kỳ.

Kho chứa chất trợ lắng trong tuyển khoáng phải được bố trí ở đâu?

Kho chứa chất trợ lắng trong tuyển khoáng phải được bố trí ở đâu? (Hình từ Internet)

Vận hành máy cấp chất trợ lắng trong tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn?

Căn cứ Điều 99 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Vận hành máy cấp chất trợ lắng
1. Máy cấp chất trợ lắng phải vận hành theo đúng yêu cầu quy định của nhà chế tạo.
2. Không được để chất trợ lắng làm tắc ống dẫn, tắc van.
3. Chất trợ lắng bị rơi vãi phải được dọn sạch để đảm bảo vệ sinh, an toàn.
4. Người lao động tiếp xúc trực tiếp với chất trợ lắng phải mặc trang phục theo quy định, quần áo bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ lao động.
5. Không bố trí những người mẫn cảm với chất trợ lắng làm các công việc pha chế dung dịch chất trợ lắng.

Theo đó, vận hành máy cấp chất trợ lắng trong tuyển khoáng phải tuân thủ những quy định sau để đảm bảo an toàn:

- Máy cấp chất trợ lắng phải vận hành theo đúng yêu cầu quy định của nhà chế tạo.

- Không được để chất trợ lắng làm tắc ống dẫn, tắc van.

- Chất trợ lắng bị rơi vãi phải được dọn sạch để đảm bảo vệ sinh, an toàn.

- Người lao động tiếp xúc trực tiếp với chất trợ lắng phải mặc trang phục theo quy định, quần áo bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ lao động.

- Không bố trí những người mẫn cảm với chất trợ lắng làm các công việc pha chế dung dịch chất trợ lắng.

Yêu cầu kế hoạch về an toàn bảo hộ lao động hàng năm trong nhà máy tuyển khoáng ra sao?

Căn cứ Điều 7 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Công tác an toàn trong sản xuất nhà máy tuyển khoáng
1. Các nhà máy tuyển khoáng hoạt động sản xuất phải lập kế hoạch an toàn bảo hộ lao động, được duyệt đồng thời với kế hoạch sản xuất - kinh doanh của nhà máy tuyển khoáng. Kế hoạch về an toàn bảo hộ lao động hàng năm phải phù hợp với:
a) Tình hình sản xuất, sản lượng, phương tiện và thiết bị sản xuất của nhà máy tuyển khoáng;
b) Điều kiện và địa hình thực tế của nhà máy tuyển khoáng;
c) Sự thay đổi điều kiện kỹ thuật công nghệ nhà máy tuyển khoáng;
d) Thực trạng kỹ thuật an toàn của nhà máy, các định mức kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Triển khai thực hiện kế hoạch an toàn bảo hộ lao động đã được duyệt.
3. Lập báo cáo kết quả thực hiện và bổ sung kế hoạch an toàn bảo hộ lao động theo tình hình sản xuất cuối kỳ trong năm, kèm theo các số liệu về tình hình tai nạn và sự cố xảy ra.
4. Các thiết bị, máy móc, phương tiện trong nhà máy tuyển khoáng, sau khi lắp đặt xong phải:
a) Kiểm tra, hiệu chỉnh và chạy thử theo quy định; phù hợp với các thông số, yêu cầu kỹ thuật của nhà máy chế tạo;
b) Tổ chức nghiệm thu theo quy định;
c) Lập lý lịch theo dõi;
d) Lập đủ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
5. Các thiết bị nâng phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và vận chuyển người, nguyên vật liệu như: Palăng xích, palăng điện, cầu trục, cầu thang máy phải thực hiện theo các quy định trong các Quy chuẩn an toàn hiện hành.
6. Hoạt động sản xuất, an toàn của nhà máy tuyển khoáng:
a) Phải tuân theo quy định của quy chuẩn an toàn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức hiện hành của Nhà nước;
b) Trong trường hợp các quy chuẩn an toàn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kỹ thuật Nhà nước chưa ban hành thì cho phép áp dụng các văn bản pháp quy, định mức của cơ quan chủ quản cấp trên.
...

Theo đó, các nhà máy tuyển khoáng hoạt động sản xuất phải lập kế hoạch an toàn bảo hộ lao động, được duyệt đồng thời với kế hoạch sản xuất - kinh doanh của nhà máy tuyển khoáng. Kế hoạch về an toàn bảo hộ lao động hàng năm phải phù hợp với:

- Tình hình sản xuất, sản lượng, phương tiện và thiết bị sản xuất của nhà máy tuyển khoáng;

- Điều kiện và địa hình thực tế của nhà máy tuyển khoáng;

- Sự thay đổi điều kiện kỹ thuật công nghệ nhà máy tuyển khoáng;

- Thực trạng kỹ thuật an toàn của nhà máy, các định mức kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào