Khi nào tất cả đối tượng tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa?

Theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2024, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia BHYT đã được mở rộng, có bao gồm trường hợp được thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa. Vậy khi nào quy định này mới được áp dụng?

Khi nào tất cả đối tượng tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định:

Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o và r khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp đang điều trị nội trú hoặc cấp cứu phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 27 của Luật này;
c) Chi phí cho sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc, thiết bị y tế, máu, chế phẩm máu, khí y tế, vật tư, dụng cụ, công cụ, hóa chất sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.
...

Bên cạnh đó, khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 có quy định như sau:

Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, trừ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
...
3. Quy định về phạm vi được hưởng tại khoản 16 Điều 1 của Luật này, trừ các quy định về khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà và nguyên tắc xây dựng danh mục thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và quy định về mức hưởng tại khoản 17 Điều 1 của Luật này được áp dụng đối với các trường hợp sau đây có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025:
a) Đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật này mà đối tượng này đã được quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 68/2020/QH14 và Luật số 30/2023/QH15,
b) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 và kết thúc đợt điều trị từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
...

Chiếu theo quy định trên, tất cả người tham gia BHYT sẽ được thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa theo quy định về phạm vi hưởng BHYT mới của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024.

Ngoài ra, các đối tượng được áp dụng quy định phạm vi hưởng BHYT tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024) từ ngày 01/01/2025 cũng trừ những quy định sau:

- Khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà;

- Nguyên tắc xây dựng danh mục thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Như vậy, tổng kết lại, tất cả đối tượng tham gia BHYT sẽ được thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa,...v.v khi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/72025.

Khi nào tất cả đối tượng tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa?

Khi nào tất cả đối tượng tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa?

Cơ quan quản lý nhà nước về BHYT là những cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định:

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.

Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về BHYT bao gồm các cơ quan sau đây:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.

Người tham gia BHYT có nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được thay thế cụm từ bởi điểm a khoản 35 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024, người tham gia BHYT có các nghĩa vụ sau đây:

- Đóng BHYT đầy đủ, đúng thời hạn.

- Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ BHYT.

- Thực hiện các quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024) khi đến khám chữa bệnh.

- Chấp hành các quy định và hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở khám chữa bệnh khi đến khám chữa bệnh.

- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho cơ sở khám chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ BHYT chi trả.

*Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, trừ một số quy định có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào