Khi nào người tập sự bị chấm dứt tập sự hành nghề luật sư?
Khi nào người tập sự bị chấm dứt tập sự hành nghề luật sư?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định như sau:
Tạm ngừng, chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư
1. Người tập sự có thể tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư sau khi thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và phải báo cáo bằng văn bản cho Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự.
Người tập sự được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng được tính vào tổng thời gian tập sự hành nghề luật sư.
2. Người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư;
b) Được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật dân sự;
đ) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
g) Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
h) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng hoặc bị xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư;
i) Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không tiếp tục tập sự;
k) Người đang tập sự hành nghề luật sư mà bị phát hiện không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
l) Người bị rút tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.
Thời gian tập sự trước khi chấm dứt tập sự quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào tổng thời gian tập sự.
...
Theo đó, người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư khi thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:
- Tự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư.
- Được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân.
- Không còn thường trú tại Việt Nam.
- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật dân sự.
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng hoặc bị xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư.
- Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự mà không tiếp tục tập sự.
- Người đang tập sự hành nghề luật sư mà bị phát hiện không đáp ứng điều kiện đăng ký tập sự hành nghề luật sư.
- Người bị rút tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư.
Khi nào người tập sự bị chấm dứt tập sự hành nghề luật sư? (Hình từ Internet)
Người tập sự hành nghề luật sư có nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người tập sự
...
2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư;
b) Tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
c) Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn;
d) Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng công việc mà mình đảm nhận;
đ) Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 20 giờ trong 01 tuần;
e) Lập Sổ nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự;
g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, người tập sự hành nghề luật sư có nghĩa vụ:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
- Tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
- Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn.
- Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng công việc mà mình đảm nhận.
- Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 20 giờ trong 01 tuần.
- Lập Sổ nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự.
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều kiện để được đăng ký tập sự hành nghề luật sư là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về người tập sự hành nghề luật sư, cụ thể như sau:
Người tập sự hành nghề luật sư
1. Người đáp ứng các điều kiện sau đây thì được đăng ký tập sự hành nghề luật sư:
a) Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có Bằng cử nhân luật hoặc Bằng thạc sỹ luật;
c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư.
2. Người đang tập sự hành nghề luật sư mà bị phát hiện không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải chấm dứt tập sự và không được công nhận thời gian đã tập sự. Người đã hoàn thành thời gian tập sự mà bị phát hiện không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì không được công nhận thời gian đã tập sự.
Theo đó người đăng ký tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có Bằng cử nhân luật hoặc Bằng thạc sỹ luật.
- Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định.