Khi nào cần dùng đến mẫu đơn xin nghỉ không lương?
Khi nào cần dùng đến mẫu đơn xin nghỉ không lương?
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và chỉ cần thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định mà không được từ chối. Trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Với những lý do khác, người lao động cũng có thể dùng mẫu đơn xin nghỉ không lương để thoả thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không lương mà không bị giới hạn số ngày nghỉ, miễn có thỏa thuận với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động chấp thuận.
Trường hợp nghỉ không hưởng lương mà người lao động tự thỏa thuận với người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có thể đồng ý hoặc không đồng ý với thỏa thuận này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Khi nào cần dùng đến mẫu đơn xin nghỉ không lương?
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương ở đâu?
Mẫu đơn xin nghỉ không lương hiện nay không được quy định trong các văn bản pháp luật. Thông thường mẫu đơn xin nghỉ không lương sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.
Trong mẫu đơn xin nghỉ không lương, bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về lý do nghỉ, thời gian nghỉ dự kiến và xác nhận rằng bạn không muốn nhận lương trong thời gian đó. Bạn cũng có thể đề xuất các biện pháp thay thế như sắp xếp công việc hoặc nhờ đồng nghiệp đảm nhiệm công việc trong thời gian bạn vắng mặt.
Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ không lương mà các bạn có thể tham khảo:
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ không lương:
(1) Điền tên công ty nơi người lao động đang làm việc.
(2) Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quản lý và quy định của công ty; người lao động điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ không hưởng lương.
(3) Điền phòng/ban/bộ phận/tổ/.... nơi người lao động đang làm việc.
(4) Điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ không hưởng lương.
(5) Điền cụ thể ngày, tháng, năm bắt đầu và kết thúc thời gian xin nghỉ không hưởng lương.
(6) Người lao động nên ghi rõ lý do xin nghỉ phép, lý do càng cụ thể, càng hợp lý thì sẽ càng dễ được chấp thuận và phê duyệt. Tuyệt đối tránh ghi những lý do xin nghỉ phép chung chung (như nghỉ vì lý do cá nhân, bận việc gia đình...).
(7) Điền đầy đủ họ tên, chức vụ, phòng/ban của người được bàn giao công việc trong thời gian người lao động xin nghỉ phép.
(8) Điền các công việc mà người lao động bàn giao trong thời gian nghỉ phép, công việc được bàn giao điền càng chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, đồng thời người có thẩm quyền phê duyệt đơn cũng dễ dàng hơn trong việc giám sát.
(9) Người lao động xin nghỉ phép ký và ghi rõ họ tên tại phần này.
Tải Mẫu đơn xin nghỉ không lương: Tại đây
Thời gian nghỉ không lương có được tính trợ cấp thôi việc hay không?
Tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
...
Theo đó, thời gian nghỉ không lương không thuộc thời gian làm việc thực tế của người lao động nên sẽ không được tính trợ cấp thôi việc.