Khi được hỏi về các ưu điểm của bản thân thì ứng viên cần trả lời như thế nào?

Đi xin việc khi được hỏi về các ưu điểm của bản thân thì ứng viên cần trả lời như thế nào? - Câu hỏi chị My (Tp. Tân An).

Khi được hỏi về các ưu điểm của bản thân thì ứng viên cần trả lời như thế nào?

Khi đi phỏng vấn và được nhà tuyển dụng hỏi về các ưu điểm của bản thân, trước tiên ứng viên nên trả lời một cách tự tin và chân thật.

Sau đây là một số gợi ý để trả lời cho câu hỏi ưu điểm của bản thân là gì? trong lúc phỏng vấn xin việc:

- Đầu tiên, ứng viên cần xem xét kỹ về bản thân và đưa ra danh sách các ưu điểm mạnh của mình. Lựa chọn những điểm mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển.

- Chú trọng và nhấn mạnh kỹ năng, kinh nghiệm liên quan mà bạn có và có thể đóng góp cho công việc một cách cụ thể. Nêu rõ những thành tựu đã đạt được trong quá khứ có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

- Tự tin và sự thật: Trả lời tự tin và tránh ca ngợi bản thân mình quá mức. Nêu ra những ưu điểm thật sự mà bản thân tin tưởng và có khả năng chứng minh được trong thực tế.

- Tập trung vào lợi ích công ty: Đưa ra các ưu điểm và nhớ hãy liên kết chúng, đồng thời chỉ ra được những điểm mạnh đó sẽ đem lại lợi ích cho công ty.

- Sự đa dạng trong ưu điểm: Không chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất, hãy nêu ra một số ưu điểm khác nhau để cho thấy bạn là một ứng viên đa năng, làm được nhiều việc và dễ thích nghi với môi trường.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Khi được hỏi về các ưu điểm của bản thân thì ứng viên cần trả lời như thế nào?

Khi được hỏi về các ưu điểm của bản thân thì ứng viên cần trả lời như thế nào?

Sau khi hỏi về các ưu điểm của bản thân, nếu có được hỏi về mức lương thì nên trả lời bao nhiêu là phù hợp?

Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 chưa quy định một mức lương cụ thể. Mà tiền lương sẽ do người lao động và phía doanh nghiệp tự do thỏa thuận với nhau.

Để trả lời cho câu hỏi mức lương bao nhiêu là phù hợp? Thì cần lưu ý những vấn đề sau:

- Thứ nhất, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tải bảng lương tối thiểu vùng tại đây.

- Thứ hai, tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

- Nếu có thử việc thì tiền lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức.

Cụ thể tại Điều 90 và Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra, có thể sử dụng công cụ Tra cứu lương tối thiểu vùng để thuận tiện hơn. Công cụ cho phép người dùng tra cứu được cả mức lương tối thiểu tại vùng bạn sinh sống, làm việc theo tháng, theo giờ.

Phỏng vấn đậu thì ứng viên phải thử việc bao lâu?

Tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

Và thời gian thử việc không được quá thời gian quy định nêu trên.

Ví dụ: Với một cử nhân mới ra trường thông thường thì thời gian thử việc không được quá 60 ngày.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào