Khi bị tai nạn lao động mà người lao động cần đến phương tiện trợ giúp sinh hoạt thì có được hỗ trợ hay không?
Khi bị tai nạn lao động mà người lao động cần đến phương tiện trợ giúp sinh hoạt thì có được hỗ trợ hay không?
Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH có quy định về việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp cho người lao động bị tai nạn lao động như sau:
Quy định về cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).
...
Theo đó nếu muốn mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt cho người lao động bị tai nạn lao động thì phải có chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên thì người lao động mới được trợ cấp tiền mua.
Khi bị tai nạn lao động mà người lao động cần đến phương tiện trợ giúp sinh hoạt thì có được hỗ trợ hay không? (Hình từ Internet)
Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt cho người lao động bị tai nạn lao động là bao nhiêu?
Căn cứ Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Số TT | Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm | Niên hạn cấp | Mức cấp (đồng) |
1 | Tay giả tháo khớp vai | 03 năm | 2.800.000 |
2 | Tay giả trên khuỷu | 03 năm | 2.600.000 |
3 | Tay giả dưới khuỷu | 03 năm | 2.000.000 |
4 | o khớp hông | 03 năm | 4.800.000 |
5 | Chân giả trên gối | 03 năm | 2.200.000 |
6 | chân giả tháo khớp gối | 03 năm | 2.800.000 |
7 | Chân giả dưới gối có bao da đùi | 03 năm | 1.800.000 |
8 | Chân giả dưới gối có dây đeo số 8 | 03 năm | 1.600.000 |
9 | Chân giả tháo khớp cổ chân | 03 năm | 1.750.000 |
10 | Nhóm nẹp Ụ ngồi-Đai hông | 03 năm | 2.500.000 |
11 | Nẹp đùi | 03 năm | 950.000 |
12 | Nẹp cẳng chân | 03 năm | 800.000 |
13 | Nhóm máng nhựa chân và tay | 05 năm | 3.000.000 |
14 | Giầy chỉnh hình | 01 năm | 1.300.000 |
15 | Dép chỉnh hình | 03 năm | 750.000 |
16 | Áo chỉnh hình | 05 năm | 1.980.000 |
17 | Xe lắc tay | 04 năm | 4.100.000 |
18 | Xe lăn tay | 04 năm | 2.250.000 |
19 | Nạng cho người bị cứng khớp gối | 02 năm | 500.000 |
20 | Máy trợ thính | 02 năm | 1.000.000 |
21 | Răng giả | 05 năm | 1.000.000/chiếc |
22 | Hàm giả (chỉ cấp một lần duy nhất) |
| 4.000.000 |
23 | Mắt giả (chỉ cấp một lần duy nhất) |
| 5.000.000 |
24 | Vật phẩm phụ: |
|
|
| - Người được cấp chân giả | 03 năm | 510.000 |
| - Người được cấp tay giả | 03 năm | 180.000 |
| - Người được cấp áo chỉnh hình | 05 năm | 750.000 |
25 | Bảo trì phương tiện đối với trường hợp được cấp tiền mua xe lăn, xe lắc | 01 năm | 300.000 |
26 | Kính râm và gậy dò đường | 01 năm | 100.000 |
27 | Đồ dùng phục vụ sinh hoạt | 01 năm | 1.000.000 |
Như vậy, các sản phẩm/nhóm sản phẩm, niên hạn cấp và mức cấp trợ giúp sinh hoạt cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định theo bảng trên.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động là bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo quy định, trường hợp sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà trong thời hạn 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
- Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.