Khi bị hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng gì?

Yêu cầu về khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản thiết bị mang tải như thế nào? Khi bị hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng gì?

Yêu cầu về khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản thiết bị mang tải như thế nào?

Tại tiểu mục 4.1.5 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
4.1 Yêu cầu chung
...
4.1.5 Ổn định trong quá trình bảo quản
Khi không có nhu cầu sử dụng, thiết bị mang tải phải có khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản. Thiết bị phải không bị lật khi bị nghiêng 10° theo mọi hướng. Có thể đạt được độ ổn định này dựa theo hình dạng của thiết bị hoặc bằng các phương tiện bổ sung, chẳng hạn như các giá đỡ.
4.2 Các yêu cầu riêng đối với từng loại thiết bị mang tải
4.2.1 Kẹp mang tải dạng tấm
4.2.1.1 Ở các điều kiện do nhà sản xuất quy định, phải loại trừ khả năng tải nâng bị nhả ra, đặc biệt là do các ảnh hưởng sau:
a) Sự tiếp xúc của kẹp, đặc biệt là cơ cấu khóa, với các chướng ngại vật;
b) Khối lượng của móc, cụm puli dưới hoặc các bộ phận liên kết khác lên thiết bị;
c) Thao tác nghiêng và lật đã được dự kiến trước.
...

Theo đó, khi không có nhu cầu sử dụng, thiết bị mang tải phải có khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản. Thiết bị phải không bị lật khi bị nghiêng 10° theo mọi hướng. Có thể đạt được độ ổn định này dựa theo hình dạng của thiết bị hoặc bằng các phương tiện bổ sung, chẳng hạn như các giá đỡ.

Khi bị hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng gì?

Khi bị hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng gì? (Hình từ Internet)

Khi bị hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng gì?

Tại tiểu mục 4.2.2.7 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.2.7 Trong trường hợp hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng giữ tải nâng trong 5 min. Không yêu cầu điều này đối với khu vực hạn chế và đối với thiết bị mang tải bằng turbin chân không, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Người vận hành duy trì được việc điều khiển tải nâng thông qua các tay lái, đảm bảo rằng người vận hành ở ngoài khu vực rơi của tải nâng.
b) Thiết bị cảnh báo như 4.2.2.6, và thiết bị này phải kích hoạt nhanh nhất có thể ngay khi hỏng nguồn.
c) Nhà sản xuất phải chỉ dẫn rõ ràng việc nâng tâm hình học của các giác hút lên độ cao trên 1,8 m là bị cấm bằng các dấu hiệu thích hợp và trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
4.2.2.8 Đối với các thiết bị mang tải có mục đích sử dụng ở khu vực nguy hiểm thì phải trang bị thêm thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ hoặc hai nguồn chân không dự trữ lắp van một chiều. Mỗi nguồn dự trữ chân không phải nối với tổ hợp riêng rẽ các giác hút. Các nguồn dự trữ chân không phải tuân theo các yêu cầu 4.2.2.1.
...

Theo quy định trên, khi bị hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng giữ tải nâng trong 5 min. Không yêu cầu điều này đối với khu vực hạn chế và đối với thiết bị mang tải bằng turbin chân không, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

- Người vận hành duy trì được việc điều khiển tải nâng thông qua các tay lái, đảm bảo rằng người vận hành ở ngoài khu vực rơi của tải nâng.

- Thiết bị cảnh báo như tiểu mục 4.2.2.7 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015), và thiết bị này phải kích hoạt nhanh nhất có thể ngay khi hỏng nguồn.

Có phải trang bị thiết bị tự động giám sát nguồn cho thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy hay không?

Tại tiểu mục 4.2.3.2.2 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.3.2 Thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy
4.2.3.2.1 Các thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy phải có lực xé ít nhất bằng hai lần WLL ở các điều kiện do nhà sản xuất quy định.
4.2.3.2.2 Phải trang bị thiết bị tự động giám sát nguồn và phát cảnh báo ít nhất 10 min trước khi nguồn xuống mức có thể làm nhả tải nâng. Thiết bị cảnh báo phải cung cấp cảnh báo nhìn thấy được hoặc bằng âm thanh.
4.2.3.2.3 Phải trang bị thiết bị an toàn để ngăn ngừa việc đóng lại nam châm sau khi thiết bị cảnh báo nguồn yếu đã được kích hoạt và nam châm đã ngắt, cho đến khi ác-quy đã được xạc lại đạt mức tối thiểu để thiết bị cảnh báo nguồn yếu không bị kích hoạt.
4.2.3.2.4 Phải trang bị thiết bị chỉ báo cho biết đã cấp nguồn cho nam châm hay chưa (ON/OFF).
CHÚ THÍCH: Thiết bị chỉ báo không yêu cầu chỉ thị từ trường có đủ hay không.
...

Theo quy định trên, phải trang bị thiết bị tự động giám sát nguồn cho thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy và phát cảnh báo ít nhất 10 min trước khi nguồn xuống mức có thể làm nhả tải nâng. Thiết bị cảnh báo phải cung cấp cảnh báo nhìn thấy được hoặc bằng âm thanh.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào